Quy định về đánh giá môi trường chiến lược hiện nay

Trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh chóng và sự gia tăng các hoạt động công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đánh giá môi trường chiến lược là một công cụ pháp lý quan trọng, đảm bảo rằng các chính sách, kế hoạch, và chương trình phát triển được thực hiện theo hướng bền vững, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo khoản 5 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020, đánh giá môi trường chiến lược được giải thích như sau: “Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch”.

Như vậy, đánh giá môi trường chiến lược là một quá trình đánh giá các vấn đề của môi trường nhằm làm cơ sở để lồng ghép vào trong chính sách, chiến lược, quy hoạch để giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường các lợi ích môi trường.

Vai trò và ý nghĩa của​​​​​​​ đánh giá môi trường chiến lược

Hoạt động đánh giá môi trường chiến lược đóng vai trò quan trọng trong pháp luật và thực tiễn hiện nay. Theo Luật bảo vệ môi trường, đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, và quy hoạch tỉnh, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Đánh giá môi trường chiến lược sẽ tạo cơ sở cho việc tích hợp các yếu tố môi trường vào quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo rằng các quyết định chiến lược không chỉ dựa trên lợi ích kinh tế ngắn hạn mà còn bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng và hệ sinh thái. Điều này góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và duy trì cân bằng sinh thái trong bối cảnh phát triển kinh tế.

Theo Điều 27 Luật bảo vệ môi trường 2020, nội dung đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược bao gồm:

  • Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật này;
  • Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật này.

Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:

  • Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
  • Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
  • Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
  • Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
  • So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
  • Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
  • Tác động của biến đổi khí hậu;
  • Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
  • Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
  • Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
  • Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.

Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Quy định về đánh giá môi trường chiến lược hiện nay

(Hinh-2-quy-dinh-ve-danh-gia-moi-truong-chien-luoc-hien-nay)

Quy trình lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
  • Bước 2: Gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Sau khi nghiên cứu, cơ quan lập chiến lược, quy hoạch hoàn thiện báo cáo đánh giá chiến lược.
  • Bước 4: Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

 

Theo Điều 25 Luật bảo vệ môi trường 2020, những đối tượng sau đây phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:

  • Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
  • Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
  • Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Vậy, có 4 đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo quy định trên.

Theo Điều 35 Luật bảo vệ môi trường 2020, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hiện nay gồm các cơ quan:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Như vậy, chủ đầu tư gửi đánh giá môi trường chiến lược đến các cơ quan theo quy định trên tương ứng với từng dự án của mình.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định đánh giá môi trường chiến lược hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan