Quy định về hợp đồng cho vay lại

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn vay là điều hết sức cần thiết. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các tổ chức quốc tế cũng đòi hỏi phải được phân bổ một cách hiệu quả và minh bạch. Hợp đồng cho vay lại vốn ODA của Chính phủ là một trong những phương thức quan trọng để phân bổ vốn ODA đến các dự án, địa phương.

I. Tìm hiểu về hợp đồng cho vay lại

Hợp đồng cho vay lại đối với nguồn vốn ODA là một thỏa thuận, hiệp định giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền) với bên vay lại, trong đó quy định các điều kiện cho phép bên vay lại sử dụng vốn ODA đã được Chính phủ ký kết với nhà tài trợ nước ngoài, nhằm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài cho các dự án phát triển. Trong hợp đồng này, Chính phủ đóng vai trò là bên nhận và phân bổ vốn ODA, đồng thời quản lý chặt chẽ các điều kiện, mục tiêu và quy trình sử dụng nguồn vốn, đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch của các dự án phát triển tại Việt Nam.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng cho vay lại

1. Thế nào là hợp đồng cho vay lại

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2018/NĐ-CP, hợp đồng cho vay lại được hiểu như sau: ““Hợp đồng cho vay lại” là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại”.

Như vậy, hợp đồng cho vay lại là hợp đồng hoặc hiệp định vay được ký kết giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.

Thế nào là hợp đồng cho vay lại

2. Các nội dung cơ bản trong hợp đồng cho vay lại

Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 97/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính ký hợp đồng cho vay lại theo mẫu quy định như sau: “Cho vay lại với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;”

Theo mẫu quy định tại Phụ lục I, nội dung cơ bản của hợp đồng cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

  • Căn cứ ký kết hợp đồng cho vay lại.
  • Thông tin cơ bản cho vay lại và bên vay lại.
  • Các định nghĩa.
  • Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng cho vay lại.
  • Trách nhiệm của các bên.
  • Bồi thường, hoàn trả.
  • Điều khoản thi hành.

Như vậy, khi ký kết hợp đồng cho vay lại, các bên phải đảm bảo các nội dung cơ bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 97/2018/NĐ-CP nêu trên.

3. Các trường hợp hợp đồng cho vay lại vô hiệu

Hiện nay không có quy định riêng về hiệu lực của hợp đồng vay lại. Tuy nhiên, các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 vẫn có thể được áp dụng đối với hợp đồng cho vay lại. Do đó, hợp đồng này sẽ bị vô hiệu trong trường hợp không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Đảm bảo điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự theo quy định.

Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên thì có thể dẫn đến việc hợp đồng cho vay lại không có hiệu lực thi hành theo quy định.

Quy định về hợp đồng cho vay lại

III. Một số thắc mắc về hợp đồng cho vay lại

1. Có cần sự đồng ý của bên cho vay khi giao kết hợp đồng cho vay lại không

Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, việc ký kết thỏa thuận khung về vốn vay ODA giữa Chính phủ và nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được dựa trên điều ước quốc tế khung hoặc thỏa thuận khung về vốn vay ODA. Thông thường, nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài có thể đặt ra một số điều kiện về mục đích và cách sử dụng vốn trong thỏa thuận khung. Trên nguyên tắc đảm bảo các quy định và thỏa thuận đã ký kết, Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện phê duyệt, ký kết và quản lý hợp đồng vay lại vốn ODA. 

2. Có cần phải công chứng hợp đồng cho vay lại không

Theo quy định hiện nay, các bên ký thực hiện ký kết hợp đồng cho vay lại không bắt buộc phải công chứng hợp đồng. Việc ký kết thông thường sẽ được lập thành văn bản, có sự tham gia và ký tên, đóng dấu xác nhận của các bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm pháp lý.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồng cho vay lại

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định hợp đồng cho vay lại hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    Trong tình hình kinh tế hiện nay, đầu tư là một hình thức không thể thiếu trong việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế thị trường và hợp thức hóa thành văn bản pháp lý dưới hình thức giấy chứng nhận đăng ký đầu...
    Đọc tiếp
  • THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Thẩm định dự án đầu tư cùng các quy định pháp luật...
    Đọc tiếp
  • Quy định về gia hạn tiến độ thực hiện dự án

    Quy định về gia hạn tiến độ thực hiện dự án

    Trong bối cảnh môi trường đầu tư ngày càng biến động, việc đảm bảo tiến độ thực hiện dự án là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi dự án đầu tư. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, dự án có thể không thể...
    Đọc tiếp
  • Quy định về cam kết vốn đầu tư

    Quy định về cam kết vốn đầu tư

    Cam kết vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư. Đây không chỉ là cam kết tài chính của nhà đầu tư mà còn là nền tảng để các bên liên quan tin tưởng vào khả năng...
    Đọc tiếp