Quy định về phục hồi môi trường

Hiện nay, môi trường được con người đề cao và xem trọng. Vậy quy định về phục hồi môi trường là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu

I. Tìm hiểu về phục hồi môi trường

1. Thế nào là phục hồi môi trường?

Phục hồi môi trường là các biện pháp nhằm khôi phục lại chất lượng của một thành phần môi trường nào đó đã bị tác động theo chiều hướng xấu đi, khôi phục lại tình trạng môi trường như trước khi chúng bị tổn hại hoặc đến mức có thể chấp nhận được.

2. Các biện pháp phụ c hồi môi trường hiện nay

  • Hạn chế hoặc tái sử dụng túi nilon & vật dụng làm từ nhựa. ...
  • Tận dụng lại các đồ dùng có thể tái chế ...
  • Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch có sẵn. ...
  • Trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh. ...
  • Vứt rác đúng nơi quy định. ...
  • Tận dụng những nguồn năng lượng có sẵn. ...
  • Tiết kiệm điện. ...
  • Tiết kiệm giấy.

 Quy định pháp luật về phục hồi môi trường

II. Quy định pháp luật về phục hồi môi trường

1. Trá ch nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường thuộc về ai?

Căn cứ vào Điều 72 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và khoản 2 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường:

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gây sự cố môi trường có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp cơ sở ngay sau khi kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố.

- Kế hoạch phục hồi môi trường phải được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 03 ngày để kiểm tra, giám sát.

- Việc lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quốc gia được thực hiện như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp huyện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp tỉnh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường đối với sự cố môi trường cấp quốc gia; trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường.

2. Đối tượ ng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Theo khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì đối tượng khai thác khoáng sản phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

- Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày 01/01/2022 nhưng chưa có phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc có thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được phê duyệt;

- Cơ sở khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày 01/01/2022 đã được phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường nhưng kinh phí không đủ để thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ đề nghị thẩm​​​​​​​ định phục hồi môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, bao gồm:

- 01 văn bản đề nghị thẩm định của chủ cơ sở;

- 01 bản phương án cải tạo, phục hồi môi trường;

- 01 bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến phục hồi môi trường

III. Giải đáp các  câu hỏi liên quan đến phục hồi môi trường

1. Thời hạn thẩm định hồ  sơ phục hồi môi trường là bao lâu?

Tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP là không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở về kết quả thẩm định. Thời gian chủ cơ sở chỉnh sửa, bổ sung phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 6 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định.

2. Nội dung thẩm  định phục hồi môi trường là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, bao gồm:

- Cơ sở pháp lý, sự phù hợp về cấu trúc và nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các quy định hiện hành;

- Sự phù hợp của nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh (nếu có), quy hoạch sử dụng đất có liên quan;

- Cơ sở tính toán khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; tính chính xác, đầy đủ khối lượng và dự toán kinh phí, tính phù hợp của phương thức ký quỹ.

Có phải công bố kết thúc giai đoạn phục hồi môi trường cho cộng đồng dân cư, cơ quan báo​​​​​​​ chí, truyền thông hay không?

3. Có phải công bố kết thúc giai đoạn phục hồi môi trường cho cộng đồng dân cư, cơ quan báo​​​​​​​ chí, truyền thông hay không?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sau khi hoàn thành việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh công bố thông tin cho cộng đồng về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi.

4. Không thực​​​​​​​ hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm thì cá nhân có thể bị phạt đế n 100 triệu đồng đúng không?

Mức xử phạt đối với cá nhân không thực hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì cá nhân không thực hiện phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài phục hồi môi trường. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về phục hồi môi trường, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan