Thực trạng về sự cố môi trường như thế nào? Quy định về sự cố môi trường. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến:
-Mực nước biển dâng cao.
-Tăng nhiệt độ trái đất.
-Nguy cơ các loài động vật bị tuyệt chủng.
-Sự gia tăng sóng thần, bão, cuồng phong, lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác.
-Sự tan chảy của những tảng băng
Theo Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường thuộc về các chủ thể sau
- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
+ Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
+ Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
+ Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;
+ Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.
- Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung sau:
+ Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại sự cố môi trường có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực, địa phương;
+ Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ và ứng phó sự cố môi trường;
+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường hằng năm và định kỳ 05 năm.
Tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:
- Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.
- Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.
- Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường. Ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
- Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (sau đây gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chính phủ quy định chi tiết việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng (Khoản 14 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020).
Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có thể do tác động của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt (như thải chất thải độc hại vào nguồn nước, nguồn đất; chặt cây, phá rừng, nổ mìn phá núi, đào hồ, xây đập thủy điện…) hoặc do sự biến đổi bất thường của tự nhiên như lũ quét ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng, hạn hán, động đất…
Theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;
- Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
- Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.
Đối với cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư: có chất dễ cháy, dễ nổ; có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh; có chất độc hại đối với người và sinh vật; phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người; gây ô nhiễm nguồn nước.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.
Quy định theo Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về tổ chức gây ra sự cố môi trường như sau:
- Thông tin về sự cố môi trường phải được thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố.
- Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố trực tiếp xác minh, tổ chức ứng phó sự cố kịp thời và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để công bố sự cố môi trường hoặc thông báo cấp có thẩm quyền để tổ chức ứng phó theo phân cấp quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;
+ Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;
+ Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;
+ Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;
+ Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
- Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:
+ Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi cơ sở; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để phối hợp ứng phó;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp huyện xảy ra trên địa bàn;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp tỉnh xảy ra trên địa bàn;
+ Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo ứng phó sự cố, huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy và người phát ngôn về sự cố môi trường cấp quốc gia.
- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ứng phó sự cố môi trường khi được yêu cầu.
- Trường hợp phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường của sự cố môi trường vượt ra ngoài phạm vi cơ sở, đơn vị hành chính thì người có thẩm quyền chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường phải báo cáo cấp trên trực tiếp để chỉ đạo ứng phó sự cố.
- Người có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó sự cố môi trường quy định tại khoản 4 Điều này quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường trong trường hợp cần thiết.
- Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các cấp đánh giá phạm vi, đối tượng, mức độ tác động của sự cố môi trường đến sức khỏe con người và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động.4. Cá nhân vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 122 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án trong việc phòng ngừa sự cố môi trường như sau:
a) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
Căn cứ Điều 130 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm rủi ro về môi trường sẽ tùy thuộc vào loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn hay không để xác định đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài sự cố môi trường. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về sự cố môi trường, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn