QUY ĐỊNH VỀ XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT CHƯA CÓ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

 

Xây dựng nhà ở là nhu cầu cần thiết của các cá nhân, hộ gia đình ở bất kỳ quốc gia, xã hội nào. Ở nước ta, hầu hết mọi gia đình đều có một ngôi nhà riêng để thực hiện các hoạt động sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng. Vậy, nếu xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng thì người dân sẽ gặp những rủi ro pháp lý nào ?

I. Thực trạng xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng

Hiện nay, thực trạng xây nhà không giấy phép xây dựng vẫn rất phổ biến do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân cùng với sự lơ là, thiếu sót từ cán bộ chính quyền địa phương. Một số trường hợp trong quá trình thực hiện, họ tự động xây nhà theo hình thức khác, không phù hợp với quy định pháp luật về miễn giấy phép xây dựng. Thậm chí còn có “trào lưu” biến nhà riêng lẻ thành chung cư mini (25-30m2 kể cả gác lửng) bán theo hình thức căn hộ hoặc đồng sở hữu. Tình trạng này đã hình thành các khu ổ chuột, làm tăng mật độ dân số và gây áp lực lên hạ tầng đô thị. Việc chỉnh trang lại đô thị trong tương lai ở những khu vực như vậy rất khó khăn do gần nhà và rất khó để bù đắp. 

II. Quy định pháp luật về xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng

1. Quy định pháp luật về công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, công trình xây dựng được chia thành công trình xây dựng phải xin giấy phép xây dựng và công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng. Đối với các công trình xây dựng nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì bắt buộc chủ đầu tư phải xin phép cơ quan chức năng trước khi khởi công xây dựng.

2. Xây nhà khi không có giấy phép xây dựng có bị xử phạt vi phạm không

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì xây nhà khi không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. 

3. Công trình được miễn giấy phép xây dựng

Theo Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

  • Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
  • Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
  • Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

Công trình được miễn giấy phép xây dựng

  • Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
  • Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
  • Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

Như vậy, Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

4. Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị cần những điều kiện gì

Căn cứ Điều 93 Luật Xây dựng 2014, điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị gồm:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đô thị cần những điều kiện gìBảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;

  • Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định pháp luật.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi về xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng

1. Vì sao xây nhà phải có giấy phép xây dựng

Khi xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng (trừ trường hợp công trình được miễn) vì những lý do sau đây:

- Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định tại Luật Xây dựng 2014. Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở mà vẫn cố tình xây dựng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình.

- Giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.

Vì sao xây nhà phải có giấy phép xây dựng- Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức và các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

- Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

2. Đất chưa có sổ đỏ có xin giấy phép xây dựng được không

Nếu đất thuộc một trong các trường hợp miễn giấy phép xây dựng, dù đất chưa có sổ đỏ thì đều không cần xin giấy phép xây dựng.

Ngược lại, đất không thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng thì phải xin giấy phép xây dựng. Theo đó, nếu đất chưa có sổ đỏ nhưng một trong các giấy tờ được quy định thì có thể sử dụng giấy tờ này để xin cấp giấy phép xây dựng.

3. Xin giấy phép xây dựng có cần phải nộp sổ đỏ bản gốc hay không?

Điểm b Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Theo đó, xin giấy phép xây dựng không cần phải nộp sổ đỏ bản gốc.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về xây nhà trên đất chưa có giấy phép xây dựng mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan