Hiện nay việc vận chuyển khách du lịch rất phổ biến trong thực tế. Vậy, pháp luật quy định thế nào về xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch? Mẫu hợp đồng vận chuyển khách du lịch? NPLaw sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng trong xã hội hiện nay. Thông thường mọi người sẽ liên hệ với các doanh nghiệp, xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch để di chuyển, du lịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các vấn đề về hợp đồng vận chuyển khách du lịch theo quy định pháp luật hiện hành.
II. Tìm hiểu về xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch
Hợp đồng là căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi vận chuyển khách du lịch thì các bên nên ký hợp đồng để ghi nhận các vấn đề liên quan, làm cơ sở để thuận tiện trong việc quản lý. Đồng thời đây là căn cứ để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra.
2. Những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng vận chuyển khách du lịch
Hợp đồng vận chuyển khách du lịch là một dạng hợp đồng vận chuyển hành khách, do đó hợp đồng này có thể giao kết bằng nhiều hình thức khác nhau.
Khi giao kết hợp đồng vận chuyển khách du lịch, các bên cần lưu ý các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của mình; quy định về giá và cách thức thanh toán, hoàn trả tiền vé… Đồng thời các bên cũng cần nắm rõ trường hợp chấm dứt hợp đồng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
III. Quy định pháp luật về xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch
1. Mẫu hợp đồng vận chuyển khách du lịch mới nhất hiện nay
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH
Căn cứ:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật Giao thông đường bộ 2008;
…
Hôm nay, ngày … tháng … năm …., chúng tôi gồm:
A. Bên vận chuyển hành khách (Bên A)
Tên doanh nghiệp/tổ chức: ……………..
Mã số doanh nghiệp: ……………………………
Địa chỉ trụ sở: ………………………………….
Người đại diện theo pháp luật: …………………
Chức vụ: ……………………………………….
B. Bên nhận thi công (Bên B)
(Trường hợp là doanh nghiệp/tổ chức)
Tên doanh nghiệp/tổ chức: ……………..
Mã số doanh nghiệp: ……………………………
Địa chỉ trụ sở: ………………………………….
Người đại diện theo pháp luật: …………………
Chức vụ: ……………………………………….
(Trường hợp là cá nhân)
Ông/bà: …………….., sinh năm: …
CCCD số: ……………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………….
Các bên thống nhất lập và ký hợp đồng này với các điều khoản như sau:
Điều 1: Quy định chung
Bên A nhận vận chuyển hành khách, hành lý cho bên B.
Nơi xuất phát: …………………………………………
Thời gian xuất phát: …………………………….
Nơi đến: …………………………………………
Thời gian đến: …………………………………..
Điều 2: Hành khách, tài xế và phương tiện vận chuyển
Tài xế lái xe là ông/bà: ……………, sinh năm ………., CCCD số: ………………………
Phương tiện vận chuyển hành khách, hành lý là xe với các thông tin sau:
+ Xe hiệu: …………………. Biển số: …………………
+ Số khung, số máy: ……………………………………
+ Các yêu cầu về chất lượng: …………………………..
Số lượng hành khách, hành lý: ……………………
Điều 3: Giá cước
Giá cước vận chuyển hành khách du lịch là ………….
Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo thông tin sau:
Chủ tài khoản: ………….
Số tài khoản:…………….
Ngân hàng:………………
Chi nhánh: ………………
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải;
Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
Điều 7: Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này được giải quyết trên nguyên tắc thiện chí, tôn trọng quyền lợi các bên. Trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 8: Các thỏa thuận khác
Các bên đã hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Các bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã quy định trên.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) |
Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hình thức của hợp đồng vận chuyển khách du lịch
Theo Điều 523 Bộ luật dân sự 2023, hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách được quy định như sau:
“1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên”.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển khách du lịch có thể lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
3. Nghĩa vụ và quyền của hành khách khi giao kết hợp đồng vận chuyển khách du lịch
Hành khách khi giao kết hợp đồng vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Theo Điều 526 Bộ luật dân sự 2015, hành khách có các nghĩa vụ sau:
Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
Theo Điều 527 Bộ luật dân sự 2015, hành khách có các quyền gồm:
Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.
Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.
4. Quy định về thời gian làm việc của người lái xe chạy xe hợp đồng?
Điều 65 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô như sau:
“1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, thời gian làm việc của người lái xe chạy hợp đồng không được quá 10 giờ trong một ngày, không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch
1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển khách du lịch không?
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách trong các trường hợp sau:
Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 525 Bộ luật dân sự 2015. Ví dụ như:
Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển;
Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình.
Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 Bộ luật dân sự 2015. Ví dụ như:
Không chở hành khách đúng địa điểm, không đúng giờ; Không đảm bảo đủ chỗ cho hành khách; Chở vượt quá trọng tải;
Không đảm bảo thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận;
Do vậy, có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng vận chuyển khách du lịch nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên.
2. Quy định về điều kiện được phép hoạt động xe chạy hợp đồng
Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Như vậy, doanh nghiệp được phép hoạt động xe chạy hợp đồng khi có đủ 05 điều kiện trên.
3. Quy định chung về nội dung hợp đồng vận chuyển của xe chạy hợp đồng là gì?
Hợp đồng vận chuyển hành khách phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.
V. Vấn đề xe hợp đồng vận chuyển khách du lịch có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?
Trên đây là phân tích của NPLaw về một số quy định liên quan đến hợp đồng vận chuyển khách du lịch.
Để được hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng vận chuyển khách du lịch, hãy liên hệ ngay với NPLaw theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Trân Trọng!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn