Thủ tục đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định hiện nay

Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Hiện nay nhu cầu tiêm vắc xin của người dân rất đa dạng, trong đó những vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi (tên gọi khác là phế cầu 13), ho gà, não mô cầu, thủy đậu, bạch hầu, sởi, quai bị, rubella tăng cao, đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi chiếm 2/3 tổng số nhu cầu của người dân. Chính vì thế mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ tiêm chủng được mở ra ngày càng nhiều.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định được quy định như thế nào? Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc các nội dung pháp lý cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định như sau:

 Nhu cầu thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

I. Nhu cầu thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

Mỗi năm, vaccine cứu sống gần 3 triệu người trước những dịch bệnh nguy hiểm, gần một nửa trẻ em trên thế giới được bảo vệ bởi vaccine khỏi bệnh tật, khuyết tật và tử vong. Tại Việt Nam, trong 25 năm qua, vaccine đã bảo vệ hơn 6,7 triệu trẻ em và ngăn chặn hàng trăm ngàn ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm chết người. nhu cầu tiêm vắc xin của người dân rất đa dạng, trong đó những vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi (tên gọi khác là phế cầu 13), ho gà, não mô cầu, thủy đậu, bạch hầu, sởi, quai bị, rubella tăng cao. Đặc biệt, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, viêm phổi chiếm 2/3 tổng số nhu cầu của người dân. Nhu cầu tiêm chủng lớn khiến các trung tâm tiêm chủng trở thành một thị trường ngách tiềm năng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng được xem là hướng kinh doanh thiết thực. Cũng chính vì thế mà hiện nay những nhà đầu tư đã thành lập cơ sở tiêm chủng cố định ngày càng nhiều.

Các quy định liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

II. Các quy định liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

1. Cơ sở tiêm chủng cố định là gì? Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định có khó không?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP giải thích Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP giải thích cơ sở tiêm chủng là cơ sở y tế đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, có thể hiểu cơ sở tiêm chủng cố định chính là cơ sở y tế có địa điểm cụ thể, cố định và có đủ điều kiện và đã thực hiện việc công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của pháp luật.

Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định phải tuân thủ đúng các thủ tục, các điều kiện pháp luật quy định. Chính vì thế, việc thành lập cơ sở tiêm chủng cố định chỉ khó khăn khi mà chủ cơ sở tiêm chủng không tuân thủ đúng các thủ tục, các điều kiện pháp luật quy định.

2. Điều kiện thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

Để thành lập cơ sở tiêm chủng cố định thì phải tuân thủ đúng các điều kiện sau:

Thứ nhất: các điều kiện về cơ sở tiêm chủng

Căn cứ Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP thì các điều kiện về cơ sở tiêm chủng cố định bao gồm có:

- Cơ sở vật chất: Khu vực tiêm chủng phải bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió, thông thoáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều từ đón tiếp, hướng dẫn, tư vấn, khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;

- Trang thiết bị:

+ Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, các thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin;

+ Có hộp chống sốc, phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Nhân sự:

+ Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;

+ Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.

Thứ hai: Đã thực hiện công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba: các điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng

Căn cứ Điều 12, 13, 14 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP thì các điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng bao gồm có:

- Hệ thống cung ứng dịch vụ tiêm chủng:

+ Các cơ sở y tế nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch và phải bảo đảm các điều kiện tiêm chủng theo quy định của pháp luật.

+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của pháp luật được phép đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai tiêm chủng chống dịch khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Giá dịch vụ tiêm chủng:

+ Giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên các yếu tố sau đây:

+ Giá mua vắc xin;

+Chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin;

+ Chi phí dịch vụ tiêm chủng.

+ Chi phí dịch vụ tiêm chủng được tính theo từng loại vắc xin, số lần tiêm hoặc uống và được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí trực tiếp, gián tiếp sau đây:

+ Tiền công khám sàng lọc, tư vấn, công tiêm, theo dõi sau tiêm chủng;

+ Tiền vật tư tiêu hao;

+ Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường trực tiếp cho việc thực hiện dịch vụ tiêm chủng;

+ Khấu hao tài sản cố định; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động để đầu tư, mua sắm trang thiết bị thực hiện dịch vụ tiêm chủng (nếu có) được tính và phân bổ vào chi phí của dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động của cơ sở tiêm chủng.

+ Không tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm.

+ Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng:

+ Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;

+ Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;

+ Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

+ Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:

+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng pháp luật quy định

+ Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;

+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;

+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng.

+ Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:

+ Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

+ Kiểm định vắc xin.

+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.

+ Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.

+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.

Thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

3. Thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

Thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định được thực hiện như sau:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng (đơn theo mẫu pháp luật quy định);

- Bảng kê khai nhân sự;

- Bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau của từng nhân viên làm công tác tiêm chủng;

- Quyết định về việc tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động có đóng dấu xác nhận của cơ sở sử dụng lao động;

- Các bằng cấp chuyên môn;

- Giấy chứng nhận về việc tham dự tập huấn về tiêm chủng;

- Bảng kê khai các trang thiết bị theo mẫu pháp luật quy định;

- Sơ đồ mặt bằng của khu vực thực hiện tiêm chủng bao gồm có: khu vực chờ, tư vấn và khám phân loại; tiêm chủng, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng;

- Bản sao có chứng thực của các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng bao gồm:

+ Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

+ Quyết định thành lập hoặc là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở y tế khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp 01 bộ hồ sơ gốc đề đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định đã nêu ở trên và 01 bộ bản sao đến Sở Y tế.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Sở Y tế gửi cho phòng khám tiêm chủng giấy phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Thẩm định

- Chuyển hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định cho Phòng Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở y tế đề nghị đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định đặt trụ sở trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để thẩm định tại cơ sở.

- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập cơ sở tiêm chủng cố định, Phòng Y tế huyện có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định.

- Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định có trách nhiệm lập biên bản thẩm và gửi về Sở Y tế trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở tiêm chủng cố định. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

1. Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định phải bố trí điểm tiêm chủng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2018/TT-BYT thì khi thành lập cơ sở tiêm chủng cố định phải bố trí điểm tiêm chủng theo nguyên tắc sau:

- Tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng. Trong trường hợp điểm tiêm chủng chỉ tiêm một loại vắc xin trong một buổi thì số lượng không quá 100 đối tượng/buổi. Bố trí đủ nhân viên y tế để thực hiện khám sàng lọc.

- Mỗi cơ sở tiêm chủng được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định và đều phải bảo đảm đủ diện tích, nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị.

- Tại mỗi điểm tiêm chủng phải có bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên.

- Bố trí điểm tiêm chủng bảo đảm nguyên tắc một chiều theo thứ tự như sau: Khu vực chờ trước tiêm chủng → Bàn đón tiếp, hướng dẫn → Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng → Bàn tiêm chủng → Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng → Khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng.

2. Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định phải chịu các loại thuế, phí nào?

Nếu như thành lập doanh nghiệp thì cơ sở tiêm chủng cố định sẽ chịu các loại thuế, phí sau:

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

- Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

- Lệ phí môn bài.

3. Cơ sở thành lập cơ sở tiêm chủng cố định có cần công bố đủ điều kiện tiêm chủng không?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng phải gửi văn bản thông báo đủ Điều kiện tiêm chủng theo mẫu quy định cho Sở Y tế nơi cơ sở tiêm chủng đặt trụ sở. Như vậy, có thể khẳng định được rằng cơ sở thành lập cơ sở tiêm chủng cố định buộc phải công bố đủ điều kiện tiêm chủng trước khi thực hiện hoạt động tiêm chủng.

4. Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định khi muốn quảng cáo thì cần thực hiện những thủ tục gì?

Khi thành lập cơ sở tiêm chủng cố định khi muốn quảng cáo thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo nếu:

- Quảng cáo các vacxin, các loại thuốc được phép quảng cáo khác.

- Quảng cáo trên bảng quảng cáo hoặc băng rôn.

- Xây dựng công trình quảng cáo.

5. Thành lập cơ sở tiêm chủng cố định nhưng không đảm bảo các yêu cầu về bảo quản vacxin thì có bị thu hồi giấy phép không?

Điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin. Đồng thời, tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này đó chính là:

- Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy, thành lập cơ sở tiêm chủng cố định nhưng không đảm bảo các yêu cầu về bảo quản vacxin thì sẽ không bị thu hồi giấy phép.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định

Để thực tư vấn và thực hiện được nhanh chóng, chính xác về thủ tục thành lập cơ sở tiêm chủng cố định, người có nhu cầu thành lập cơ sở tiêm chủng cố định nên lựa chọn những tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định. CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ có liên quan đến thành lập cơ sở tiêm chủng cố định.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục thành lập cơ sở tiêm chủng cố định mà NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan