Chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ là văn bản do cơ quan nhà nước cấp cho người hành nghề có giá trị trên cả nước nhằm cấp phép cho người này hoạt động hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ. Theo đó, người hành nghề cần phải đáp ứng những điều kiện về chuyên môn, thực hành và sức khỏe,... để được cấp loại chứng chỉ này.
"Khoản 4 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009" quy định khái niệm về chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này. Theo đó, phẫu thuật thẩm mỹ được xem là một trong những hoạt động khám, chữa bệnh cụ thể là phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho khách hàng.
Do vậy, chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ được xem là chứng chỉ hành nghề của người tham gia thực hiện hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ cho bệnh nhân. Trong đó, thể hiện chi tiết các nội dung về thông tin người hành nghề, hình thức hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Nội dung về cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và được hướng dẫn bởi Nghị định 109/2016/NĐ-CP và Thông tư 41/2011/TT-BYT. Trong đó, điều kiện và trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ có những nội dung cần lưu ý như sau.
Đối với người Việt Nam, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại "Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009" cần phải có một trong những văn bằng, giấy chứng nhận phù hợp với hình thức ngành nghề phẫu thuật thẩm mỹ như sau:
- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam
- Văn bản xác nhận quá trình thực hành
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề
- Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn được cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, ngoài điều kiện tại "Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009", cần đáp ứng thêm những nội dung như: Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh, có lý lịch tư pháp và giấy phép lao động theo quy định.
Vậy nên, để được cấp chứng chỉ hành nghề và hoạt động tại Việt Nam, người hành nghề cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện về chuyên môn nói riêng và khả năng hành nghề nói chung như nội dung về sức khỏe và năng lực hành vi dân sự.
"Căn cứ Điều 27 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009" và "Điều 5 Thông tư 41/2011/TT-BYT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT)" quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo "mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 41/2015/TT-BYT" và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;
- Bản sao văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;
- Giấy xác nhận quá trình thực hành;
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị nơi công tác.
Ngoài ra, đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cần có thêm những giấy tờ sau: Văn bản xác nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc hồ sơ của người phiên dịch, giấy phép lao động còn thời hạn.
Theo "Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009", "Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP" và "Điều 7 Thông tư 41/2011/TT-BYT" quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ tại Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (tùy thuộc vào nơi hành nghề). Nộp hồ sơ cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc Phòng hoặc Sở Y Tế.
- Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
- Hình thức: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
Bước 2. Thẩm định hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định đối với hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả Chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ
Theo đó, đối với quý khách đã chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ kể trên, việc nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thông thường kéo dài do thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, trường hợp đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thời hạn kéo dài đến 180 ngày. Do đó, quý khách cần lưu ý khi tự thực hiện chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoặc lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín.
Theo "Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009" quy định những đối tượng cần xin cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ có thể bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Căn cứ "điểm a khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP" quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Theo quy định tại Biểu mức thu phí trong lĩnh vực y tế Thông tư 278/2016 quy định, mức thu đối với hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là 360.000 đồng/lần cấp.
Trên đây là những thông tin về chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ hãy liên hệ với NP Law để được giải đáp các thắc mắc cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Website: nplaw.vn
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn