THỦ TỤC XIN CẤP LẠI VI BẰNG

 

Hiện nay, việc lập vi bằng không còn xa lạ với mọi người, tuy nhiên việc cấp lại vi bằng thì vẫn còn rất nhiều người chưa nắm rõ thủ tục xin cấp lại ra sao, và trình tự thủ tục lập vi bằng như thế nào? Hãy cùng NPLaw thông qua bài viết này để giải đáp vấn đề thủ tục xin cấp lại vi bằng. 

I.  Vi bằng được cấp lại trong trường hợp nào?

I.  Vi bằng được cấp lại trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc cấp lại vi bằng thì việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại giữ bản chính chỉ thực hiện trong 02 trường hợp:

- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;

- Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập

II. Trường hợp nào bị từ chối cấp lại vi bằng

Theo Điều 37 Nghị định 08/2020 NĐ-CP quy định 09 trường hợp thừa phát lại không được cấp lập vi bằng đơn cử như các trường hợp sau:

  • Vi phạm quy định thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; 

- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước…;

- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội;

- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực…;

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định;

- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;

- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức...đang thi hành công vụ.

III. Quy định pháp luật về trường hợp cấp lại vi bằng

Quy định pháp luật về các trường hợp cấp lại vi bằng như sau: 

1. Ai có thẩm quyền cấp lại vi bằng?

Thẩm quyền của vi bằng được quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Vậy thừa phát lại có thẩm quyền cấp lại vi bằng.

2. Thủ tục cấp lại vi bằng được thực hiện như thế nào?2. Thủ tục cấp lại vi bằng được thực hiện như thế nào? 

   Thủ tục cấp lại vi bằng được quy định cụ thể tại Điều 39 Nghị định 08/2020 NĐ-CP như sau: 

Bước 1: Người có yêu cầu nộp phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Văn phòng thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng theo quy định:

Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Bước 3: Đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp

 Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

3. Trường hợp nào cần thực hiện việc cấp lại vi bằng?

  • Trong trường hợp thực hiện việc cấp lại vi bằng khi theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng.

- Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập khi bị mất. 

IV. Các câu hỏi thường gặp về cấp lại vi bằng?
IV. Các câu hỏi thường gặp về cấp lại vi bằng?

1. Có thể Uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục yêu cầu cấp lại bản sao vi bằng hay không?

Tại Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT việc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục yêu cầu cấp lại  bản sao vi bằng hợp lệ. 

2. Bị mất vi bằng có thể làm thủ tục xin cấp lại hay không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó, và xin cấp lại được trong trường hợp: 

  • Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc lập vi bằng;
  • Theo yêu cầu của người lập vi bằng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vi bằng được lập.

3. Chi phí cấp lại vi bằng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 64 Nghị định 08/2020 NĐ-CP về chi phí thực hiện cấp lại vi bằng và xác minh sẽ do Văn phòng Thừa phát lại do thỏa thuận theo công việc thực hiện. 

Hiện nay, chi phí lập vi bằng đối với các dịch vụ tại văn phòng Thừa phát lại thường dao động trong khoảng từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Tùy vào nội dung và yêu cầu của bạn khi lập vi bằng. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh việc cấp lại vi bằng.  Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về việc cấp lại vi bằng, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan