Mua bán hàng hóa không hóa đơn là hành vi bất hợp pháp, trừ những trường hợp được cho phép bởi pháp luật hiện hành. Theo đó, các bên mua bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với sai phạm mình gây ra. Vậy, pháp luật quy định buôn bán hàng hóa không có hóa đơn bị xử lý như thế nào?
Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, những năm gần đây, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Song song với tình trạng trên, công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu cũng được các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, hiện nay, kênh bán hàng online ngày càng phát triển càng tạo điều kiện cho các đối tượng kinh doanh hàng hóa không có hoá đơn. Để làm trong sạch thị trường hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau khi hướng dẫn, nhắc nhở nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn tái phạm thiết nghĩ lực lượng chức năng cần phải có biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường, thường xuyên phổ biến kiến thức pháp luật về hàng hóa, việc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng góp phần làm trong sạch thị trường hàng hóa.
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.” Theo đó, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn được hiểu là việc buôn bán hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa, quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa.
Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Chương III Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý hành vi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn gồm:
Buôn bán hàng hóa không có hóa đơn có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm về tội Buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra được phép không cần có hóa đơn. Theo đó, bán hải sản do ngư dân đánh bắt không phải là buôn bán hàng hoá không có hoá đơn
Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn ngoài hình phạt chính là phạt tiền, còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa khi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về buôn bán hàng hóa không có hóa đơn mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn