Trong nhiều năm qua, do thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cho nên hoạt động quảng cáo đã diễn ra với nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú, đặc biệt là việc quảng cáo thực phẩm chức năng. Làm thế nào để quảng cáo thực phẩm chức năng một cách hợp pháp, hạn chế tối đa rủi ro pháp lý?
Pháp luật hiện hành không có định nghĩa "Quảng cáo thực phẩm chức năng", tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu thông qua việc ghép 2 khái niệm "Quảng cáo" và "Thực phẩm chức năng".
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, "Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân."; tại Khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định, "Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học."
Như vậy, có thể hiểu Quảng cáo thực phẩm chức năng là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề khác giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Theo đó, thực phẩm chức năng không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo vì vậy được phép quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định tại điểm đ Khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Nghị định 181/2013/NĐ-CP, để được quảng cáo thực phẩm chức năng, doanh nghiệp phải có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Tại Khoản 3 Điều 43 Luật An toàn thực phẩm 2010, “người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.”
Nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng cần tuân thủ những quy định sau:
Theo điểm đ Khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
- Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
- Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành. Hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo gồm:
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thủ tục thực hiện gồm:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm về Cục An toàn thực phẩm.
Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và trả hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo của Cục An toàn thực phẩm.
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Cục An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm đối với các hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Bước 4: Trả kết quả cho cá nhân, doanh nghiệp xin xác nhận nội dung quảng cáo.
Theo quy định tại định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, thực phẩm chức năng không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo vì vậy được phép quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, b Khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Theo đó, quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe lại gây hiểu nhầm cho người xem là sản phẩm đó có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi. Đồng thời, buộc cải chính thông tin và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, b Khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
Theo đó, quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân . Đồng thời, buộc cải chính thông tin và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Nghị định 38/2021, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định. Theo đó, quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Tại Điều 30 Luật Quảng cáo 2012 quy định trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, muốn quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp tại nhà thuốc thì cần phải làm văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về quảng cáo thực phẩm chức năng mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn