Đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính là một quá trình pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người tạo ra chương trình. Việc đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính được thực hiện theo quy định về sở hữu trí tuệ, tại đó, chủ sở hữu được có các quyền nhất định đối với chương trình như quyền được đặt tên cho chương trình, quyền khai thác thương mại đối với chương trình… Hãy cùng tìm hiểu các quy định về đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính qua bài viết sau:
So với các đối tượng khác được bảo hộ quyền tác giả thì chương trình máy tính (CTMT) là loại tác phẩm ra đời muộn hơn cùng với sự ra đời và phát triển của ngành khoa học máy tính. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp quốc tế về sở hữu trí tuệ, đồng thời, ban hành văn bản luật bảo vệ quyền bản quyền chương trình máy tính.Tuy nhiên, nhận thức và việc tuân thủ của các nhà phát triển phần mềm và người dùng tại Việt Nam vẫn còn thấp. Nhiều sản phẩm phần mềm được sử dụng hoặc phân phối mà không có giấy phép hợp lệ.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022), chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện ở dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Cũng tại Khoản 1 Điều 6 Luật này, quyền tác giả đối với chương trình máy tính phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính gồm:
Căn cứ Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính thực hiện như sau:
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
Quyền nhân thân đối với chương trình máy tính quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được bảo hộ vô thời hạn. Đối với quyền nhân thân tại Khoản 3 Điều 19 Luật này và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Pháp luật không bắt buộc đăng ký bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, chủ sở hữu nên đăng ký bản quyền phần mềm.
Vi phạm đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính là việc cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi thuộc quyền tác giả đối với chương trình máy tính đang trong thời gian bảo hộ mà không được sự cho phép của chủ sở hữu tác giả chương trình máy tính và cũng không thuộc trường hợp sử dụng ngoại lệ. Vi phạm đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính có thể bao gồm các hành vi sau đây:
Theo Thông tư 211/2016/TT-BTC, phí nhà nước đăng ký bản quyền phần mềm là 600.000 VNĐ (Sáu trăm nghìn đồng Việt Nam/01 Giấy chứng nhận).
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, quyền tác giả đối với chương trình máy tính phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đăng ký bản quyền tác giả đối với chương trình máy tính mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn