TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VIẾT

 

Khác với quyền sở hữu công nghiệp, các tác phẩm viết được pháp luật bảo hộ ngay từ khi tác phẩm ra đời và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Vì vậy, có thể khẳng định dù có được đăng ký hay không thì tác phẩm vẫn được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên tiến hành đăng ký bản quyền đối với tác phẩm vì việc đăng ký này nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết dưới đây, NPLaw sẽ gửi tới Quý khách hàng các thông tin pháp lý liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết.

I. Thực trạng đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết hiện nay

Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm viết còn rất yếu kém. Mọi người thoải mái đọc, xem những sản phẩm chưa được mua bản quyền thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Điều đó vô tình hoặc cố ý xâm phạm đến quyền tác giả đối với tác phẩm viết, dẫn đến tranh chấp xảy ra. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp. 

II. Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết được hiểu như thế nào?

Đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm viết là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

III. Quy định pháp luật về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết gồm:

-  Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền

- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

2. Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết thực hiện như sau

- Chuẩn bị hồ sơ

- Nộp bộ hồ sơ giấy tờ đăng ký bảo hộ bản quyền trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giấy tờ đầy đủ và hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ nhận được thông báo bằng văn bản.

3. Thời hạn bảo hộ sau khi đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Căn cứ tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2022), tác phẩm viết sau khi đăng ký bản quyền tác giả có thời hạn bảo hộ như sau:

- Quyền nhân thân gồm đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

Thời hạn bảo hộ sau khi đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

 

- Quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

IV. Giải đáp một số câu hỏi về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết

1. Chi phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm viết

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, mức thu đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm viết là 100.000 đồng.

2. Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết có bắt buộc không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2022), quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm ra đời và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Như vậy, bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết không bắt buộc phải đăng ký.

3. Xử lý khi người khác xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm viết như thế nào?

Căn cứ vào Nghị định 131/2013/NĐ-CP, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm viết sẽ bị xử lý hành chính phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng. Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm viết mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan