Tư vấn về nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thương mại và sở hữu trí tuệ, đóng vai trò như một dấu hiệu nhận diện đặc biệt giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại điện tử phát triển, việc bảo vệ nhãn hiệu càng trở nên quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững kiến thức pháp lý và có chiến lược bảo hộ nhãn hiệu hiệu quả. Điều này không chỉ giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và duy trì sự minh bạch trong thị trường.

I. Tìm hiểu về nhãn hiệu hàng hoá

Nhãn hiệu hàng hóa là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thương mại và sở hữu trí tuệ. Nó không chỉ giúp phân biệt sản phẩm của một tổ chức hoặc cá nhân với sản phẩm của tổ chức hoặc cá nhân khác mà còn là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, góp phần xây dựng thương hiệu và uy tín cho sản phẩm. Nhãn hiệu hàng hóa được thể hiện dưới nhiều hình thức như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố này, thường được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu mà còn giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm chính hãng, chất lượng. Ở Việt Nam, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan.

II. Quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá

1. Thế nào là nhãn hiệu hàng hoá

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Hàng hóa không có nhãn hiệu có được phép kinh doanh không

Theo đó, nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu riêng biệt được người sản xuất hàng hóa sử dụng để phân biệt hàng hóa của mình với những hàng hóa cùng loại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

2. Hàng hóa không có nhãn hiệu có được phép kinh doanh không

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP): “Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.”

Như vậy, hàng hóa lưu thông bắt buộc phải được ghi nhãn hiệu. Đồng nghĩa rằng, không được phép kinh doanh hàng hóa không có nhãn hiệu.

3. Quy định của pháp luật về xử phạt hàng hóa không có nhãn?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 52 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP), theo đó quy định:

“Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị 100.000.000 đồng trở lên;

i) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.”

Những nội dung phải có trên nhãn hiệu hàng hoá

4. Những nội dung  phải có trên nhãn hiệu hàng hoá

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP), những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hiệu hàng hóa gồm:

  • Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định.
  • Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa theo quy định.
  • Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
  • Tên hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
  • Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
  • Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
  • Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này. 
  • Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

III. Một số thắc  mắc về nhãn hiệu hàng hoá

1. Trường hợp dán nhãn hiệu hàng hóa mua về từ thương nhân khác thì có vi phạm không

Tùy vào mức độ, hành vi dán nhãn hiệu hàng hóa mua về từ thương nhân khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Về xử phạt vi phạm hành chính: Có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP).

Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa đúng không?

  • Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017).

2. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 39/2015/TT-BTC có quy định giải thích hàng hóa nhập khẩu giống hệt:

“9. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

a) Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

b) Chất lượng sản phẩm;

c) Nhãn hiệu sản phẩm;

d) Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.

Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, hàng hóa nhập khẩu giống hệt bao gồm những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về nhãn hiệu hàng hóa.

3. Sử dụng dấ u hiệu của nhãn hiệu nổi tiếng dưới dạng dịch nghĩa thì có được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu hay không?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2022:“Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Theo đó, việc sử dụng dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu không có khả năng gây nhầm lẫn thì không phải là hành vi xâm phạm.

4. Tổ chức​​​​​​​ tàng trữ những hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không?

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có quy định hình thức sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hành vi tàng trữ để mua bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ là một hình thức sử dụng hợp pháp đối với nhãn hiệu. Trường hợp việc tàng trữ được thực hiện nhằm mục đích khác thì có thể bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2022.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan nhãn hiệu hàng hoá

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về nhãn hiệu hàng hoá mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TƯ VẤN VỀ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

    TƯ VẤN VỀ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU

    Mục lục Ẩn I. Bảo hộ nhãn hiệu là gì? 1.1 Thời hạn bảo hộ là bao lâu? 1.2 Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu 1.3 Những lợi ích khi được bảo hộ độc quyền II. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu Để hạn chế...
    Đọc tiếp
  • ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

    ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

    Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Đăng ký nhãn hiệu sẽ góp phần tạo nên sự uy tín, niềm tin khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là...
    Đọc tiếp
  • NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký, nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, chủ đơn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chủ sở hữu khai thác và bảo vệ các quyền của...
    Đọc tiếp
  • SỬA ĐỔI NỘI DUNG TRÊN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    SỬA ĐỔI NỘI DUNG TRÊN TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Do thời gian đăng ký nhãn hiệu thực tế thường kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng hoặc lâu hơn nên trong khoảng thời gian đó có thể xảy ra các trường hợp thay đổi nội dung đơn hoặc thông tin của chủ đơn. Lúc này, chủ đơn cần phải...
    Đọc tiếp
  • NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

    NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

    Mục lục Ẩn I. Nguồn gốc xuất sứ sản phẩm là gì? II.Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa 1.Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng...
    Đọc tiếp