VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT VỀ UỶ QUYỀN LÀM PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

 

Tạo điều kiện tối đa cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, mà cụ thể là thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, pháp luật cho phép ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp. Để hiểu rõ hơn về ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp, thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý độc giả những thông tin pháp lý trọng tâm về ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp.

I. Nhu cầu uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp

Trong xã hội ngày càng phát triển, con người trở nên ngày càng bận rộn. Thậm chí, người ta khó sắp xếp được thời gian để làm các thủ tục hành chính cho chính mình. Chính vì lý do đó, việc ủy quyền cho người khác thực hiện thay thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là một nhu cầu thiết thực và được triển khai như một dịch vụ pháp lý cấp thiết.

II. Quy định pháp luật liên quan đến uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp

1. Thế nào là uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp?

Uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp là một hành vi pháp lý, được xác lập giữa các cá nhân gồm bên ủy quyền là cá nhân được cấp phiếu lý lịch tư pháp và cá nhân nhận ủy quyền là người có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Việc uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp nhằm hỗ trợ thực hiện thay các thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trong phạm vi pháp luật cho phép.

Thế nào là uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp?

2. Thủ tục uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp

Căn cứ tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dưới hình thức ủy quyền được quy định như sau: “3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền”. 

Theo đó, thủ tục ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 trường hợp sau:

Trường hợp 01: người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền;

Trường hợp 02: người được ủy quyền không phải cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì cần lập văn bản ủy quyền với thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ ủy quyền gồm các giấy tờ sau:

- Giấy tờ tùy thân của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

- Giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền;

Bước 2: Soạn thảo, ký kết văn bản ủy quyền: Văn bản ủy quyền có thể dưới dạng đơn phương người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp lập hoặc là văn bản song phương giữa người được cấp phiếu và người được ủy quyền.

Bước 3: Công chứng văn bản ủy quyền tại các tổ chức hành nghề công chứng.Thủ tục uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư phápIII. Các thắc mắc liên quan đến uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp

1. Uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp bằng lời nói được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: "3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền".

Như vậy, việc ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ có thể thực hiện dưới hình thức bằng lời nói trong trường hợp ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con.

2. Nhận uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp cho bố mẹ được không?

Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 nêu trên, cá nhân có thể: “3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền".

Do đó, pháp luật cho phép con có thể nhận uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp cho bố mẹ.

3. Uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 được không?

Căn cứ quy định tại khoản  2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 như sau: “2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp”.

Theo đó, pháp luật không cho phép cá nhân được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

4. Chồng có được đi làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho vợ không?

Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 nêu trên, cá nhân có thể” 3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Do đó, pháp luật cho phép chồng có thể nhận uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp cho vợ.Chồng có được đi làm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho vợ không?

5. Người nước ngoài đang ở nước ngoài có thể uỷ quyền cho người tại Việt Nam làm phiếu lý lịch tư pháp không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, phiếu lý lịch tư pháp được cấp cho đối tượng sau: “Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm phiếu lý lịch tư pháp, không phân biệt là cá nhân Việt Nam hay cá nhân nước ngoài.

Theo đó, trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài nhưng trước đó đã có một khoảng thời gian sống tại Việt Nam vẫn có thể uỷ quyền cho người tại Việt Nam làm phiếu lý lịch tư pháp của mình.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp

Để tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý liên quan đến uỷ quyền làm phiếu lý lịch tư pháp, Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw), một hãng luật với bề dày kinh nghiệm trong việc hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý, để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan