Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các hộ kinh doanh đang gia tăng mạnh mẽ. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài và những vấn đề liên quan xoay quanh về hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
I. Nhu cầu hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài
Hộ kinh doanh là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các hộ kinh doanh đang gia tăng mạnh mẽ. Việc mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế không chỉ giúp các hộ kinh doanh tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh, mà còn giúp họ tiếp cận công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện nguồn nhân lực. Đồng thời, đầu tư ra nước ngoài cũng tạo ra cơ hội cho các hộ kinh doanh khai thác nguồn nguyên liệu, sản xuất với chi phí thấp hơn và đa dạng hóa các kênh phân phối. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các hộ kinh doanh cần hiểu rõ các quy định pháp lý, thị trường và văn hóa kinh doanh của nước sở tại, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và chiến lược phát triển. Việc đầu tư ra nước ngoài không chỉ là một bước đi cần thiết để phát triển bền vững, mà còn là một thách thức lớn đối với các hộ kinh doanh trong việc duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

II. Quy định pháp luật về hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài
1. Hộ kinh doanh có được đầu tư ra nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định đối tượng đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
- Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
- Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
- Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh đã đăng ký theo quy định pháp luật thì có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

2. Có những hình thức đầu tư ra nước ngoài nào của nhà đầu tư là hộ kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư 2020 thì tồn tại những hình thức đầu tư ra nước ngoài sau của nhà đầu tư:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
3. Các trường hợp hộ kinh doanh phải xin phép khi đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 thì những dự án sau phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư và các chủ thể cấp phép cụ thể như sau:
- Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
III. Giải đáp một số câu hỏi về hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài dành cho hộ kinh doanh
Tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài gồm các tài liệu sau:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020;
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Đầu tư 2020;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có);
- Đối với văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép, trường hợp nhà đầu tư nộp văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Đầu tư 2020;
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 74 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho hộ kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 61 Luật Đầu tư 2020 có quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho hộ kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài của hộ kinh doanh
Theo Khoản 1, 4 Điều 61 Luật Đầu tư 2020 có quy định về Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài của hộ kinh doanh như sau:
- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hộ kinh doanh đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn