Công cụ chuyển nhượng là gì? Quy định về công cụ chuyển nhượng

 

 

Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ phân tích một số quy định về công cụ chuyển nhượng theo pháp luật hiện nay. 

Theo khoản 1 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, công cụ chuyển nhượng được hiểu như sau: “Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định”.

Như vậy, Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.

Theo quy định hiện nay, công cụ chuyển nhượng gồm có các phương thức:

-Hối phiếu đòi nợ;

-Hối phiếu nhận nợ;

-Séc.

Như vậy, hiện nay có 03 phương thức của công cụ chuyển nhượng theo quy định pháp luật.

Công cụ chuyển nhượng gồm những phương thức nào?

Căn cứ Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, Hối phiếu đòi nợ phải có các nội dung sau:

- Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của Hối phiếu đòi nợ;

- Nội dung về thanh toán: Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định; Thời hạn, Địa điểm thanh toán; 

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;

- Địa điểm và ngày ký phát;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký phát.

Căn cứ Điều 53 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, Hối phiếu nhận nợ phải có các nội dung:

- Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của Hối phiếu nhận nợ;

- Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;

- Thời hạn, Địa điểm thanh toán;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;

- Địa điểm và ngày ký phát hành;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.

Căn cứ Điều 58 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, séc phải có các nội dung:

- Từ "Séc" được in phía trên séc;

- Số tiền xác định;

- Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;

- Địa điểm thanh toán;

- Ngày ký phát;

- Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.

Pháp luật về công cụ chuyển nhượng hiện nay

Điều 15 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định các hành vi bị cấm bao gồm:

-Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng.

- Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa.

- Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.

- Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất.

- Cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán.

- Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền phát hành séc.

Như vậy, có 06 hành vi bị cấm trong công cụ chuyển nhượng theo quy định pháp luật.

Theo khoản 5, 9 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005:

Người ký phát là người lập và ký phát hành hối phiếu đòi nợ, séc.

Người phát hành là người lập và ký phát hành hối phiếu nhận nợ.

Như vậy, người lập công cụ chuyển nhượng gồm người ký phát và người phát hành.

Theo khoản 1, 4 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định: 

- Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định.

- Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng. 

Do đó, séc được hiểu là một công cụ chuyển nhượng.

Theo điểm a khoản 4 Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.”

Như vậy, giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng thì bị xử phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.

Theo khoản 1 Điều 14 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về trường hợp hư hỏng công cụ chuyển nhượng như sau: “Khi công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng, người thụ hưởng được quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung để thay thế”.

Vậy khi công cụ chuyển nhượng bị hư hỏng, người thụ hưởng được quyền yêu cầu người ký phát hoặc người phát hành phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung để thay thế.

Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 04/2013/TT-NHNN về trường hợp hết thời hạn chiết khấu khi thực hiện chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đối với khách hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 

Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chiết khấu theo phương thức mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán, thì khách hàng phải cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ngay khi hết thời hạn chiết khấu”.

Theo đó, khách hàng phải mua lại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác ngay khi hết thời hạn chiết khấu trong trường hợp đã thực hiện phương thức mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá với ngân hàng.

Theo Điều 208 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội làm công cụ chuyển nhượng giả thì xử phạt như sau:

“Người nào làm công cụ chuyển nhượng giả thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.”

Như vậy, người có hành vi làm công cụ chuyển nhượng giả thì bị xử phạt tùy vào mức độ phạm tội theo quy định nêu trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về công cụ chuyển nhượng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan