Gian lận thương mại bị xử lý như thế nào?

Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó cũng xuất hiện không ít tình trạng gian lận thương mại khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Vậy gian lận thương mại quốc tế là gì? Trong bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến vấn đề gian lận thương mại.

/upload/images/thuong-mai/gian-lan-thuong-mai.jpg

I. Gian lận thương mại quốc tế

1. Khái niệm

Hiện nay, chưa có văn bản quy định về khái niệm gian lận thương mại. Gian lận thương mại có thể hiểu là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. 

2. Thực trạng

Gian lận thương mại là một trong những vấn đề phức tạp, có tác động, ảnh hưởng tiêu cực trong thực tiễn pháp lý, kinh doanh thương mại trên thế giới và ở Việt Nam. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. 

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tình trạng gian lận trong thương mại quốc tế ở Việt Nam có sự gia tăng, đã và đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu rộng, có biện pháp phòng, chống hiệu quả nhằm góp phần vào phát triển bền vững hoạt động thương mại quốc tế. 

II. Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến

1. Không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký

Một số doanh nghiệp Việt Nam gần đây đã bị lừa đảo, chiếm đoạt lỗ hàng tại Xri Lan-ca. Bị đối tác An-giê-ri ép giảm giá hoặc không nhận hàng sau khi hàng đã đến cảng (với lý do giá hàng hoá xuống thấp hoặc tìm được bên bán rẻ hơn), hoặc bị ngắt liên lạc và không nhận lô hàng tại Bra-xin,... 

Tại Hàn Quốc, một số doanh nghiệp sở tại trì hoãn giao hàng, không hoàn trả đặt cọc khi không giao được hàng hoặc không chịu thanh toán khi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Năm 2020, một số doanh nghiệp Việt Nam không nhận được thanh toán trong giao dịch với doanh nghiệp Mỹ do đối tác phá sản.

2. Thành lập công ty “ma”

/upload/images/thuong-mai/gian-lan.jpg

Giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty để giao dịch. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại một số nước, bao gồm cả các nước phát triển trong EU là khá đơn giản và dễ dàng, đặc biệt trong thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, là điều kiện để các đối tượng tận dụng để thực hiện lừa đảo. Các đối tượng tại Mê-hi-cô có thủ đoạn giả danh đại diện của các công ty môi giới, quan chức chính quyền, cơ quan tài chính để tạo niềm tin, dụ dỗ chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt. Một doanh nghiệp Việt Nam nhận được đề nghị thực hiện nghiên cứu thị trường hàng hải qua email của một công ty hàng hải của Bỉ và không được thanh toán sau khi gửi kết quả nghiên cứu. Năm 2021, có hơn 40 trường hợp giả mạo doanh nghiệp Na Uy để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có một số doanh nghiệp Việt Nam trong mua, bán thủy hải sản, thiệt hại khoảng vài nghìn USD vụ việc.

3. Giả mạo giấy tờ

Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hoá mà không thanh toán. Bên lừa đảo giả mạo tài khoản tại ngân hàng uy tín hoặc giả mạo cán bộ ngân hàng, cấu kết với các nhóm lừa đảo quốc tế để làm giả giấy tờ, chứng từ, cài người để lấy chứng từ gốc và chiếm đoạt lô hàng.

Các đối tượng cũng dùng thủ đoạn đề nghị thay đổi điều khoản hợp đồng, phương thức thanh toán (với lý do phí ngân hàng cao), đề nghị gửi trước toàn bộ hay một phần vận đơn gốc (với lý do để làm các thủ tục xin cấp phép nhập khẩu) để lừa đảo. Năm 2019, doanh nghiệp Việt Nam bản hạt tiêu đen sang Xê-nê-gan cũng đã bị lừa chuyển chứng từ gốc và không được thanh toán khi giao hàng.

III. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam về gian lận thương mại quốc tế

1. Gian lận thương mại bị xử lý như thế nào?

Cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận thương mại thì có thể bị xử lý vi phạm hành hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.

- Xử lý vi phạm hành chính:

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi trong hoạt động thương mại như sau:

  • Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
  • Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
  • Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
  • Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
  • Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
  • Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
  • Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
  • Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
  • Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
  • Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.

Theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngoài hình thức xử phạt cảnh cáo thì các hành vi vi phạm còn có thể áp dụng hình thức phạt tiền, theo đó mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm cụ thể như sau:

  • Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; 
  • Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Đồng thời, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;...

/upload/images/thuong-mai/hanh-vi-gian-lan.jpg

- Xử lý hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với một số tội phạm trong đó có các tội phạm thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Khi pháp nhân thực hiện các hành vi gian lận thương mại thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây:

  • Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS 2015);
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS 2015);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS 2015);
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS 2015);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS 2015);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS 2015);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 BLHS 2015);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195 BLHS 2015);
  • Tội đầu cơ (Điều 196 BLHS 2015);
  • Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS 2015);
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS 2015);
  • Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS 2015);
  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS 2015);
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211 BLHS 2015);
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213 BLHS 2015);
  • Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216 BLHS 2015);

Tuỳ vào hành vi vi phạm và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì các hành vi vi phạm trong lĩnh vực gian lận thương mại có thể bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau, các khung hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.

2. Cần làm gì khi phát hiện bị gian lận thương mại?

Gian lận thương mại là hành vi được diễn ra khá phổ biến trong xã hội với phạm vi trên địa bàn khắp cả nước với nhiều khu vực khác nhau và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi khác nhau nhằm tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Vì lợi ích kinh doanh, lợi nhuận mà một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng những sơ hở trong quy định của pháp luật để thực hiện hành vi này. 

Do đó, khi phát hiện bị gian lận thương mại, cơ quan, tổ chức có thể trình báo với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Cần làm gì để phòng ngừa gian lận thương mại?

Các hành vi gian lận thương mại ngày nay ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần:

  • Nâng cao năng lực xác minh đối tác và soạn thảo hợp đồng ngoại thương để hạn chế rủi ro. 
  • Doanh nghiệp cần thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin, nâng cao ý thức cảnh giác với những dấu hiệu bất thường như: người mua sử dụng địa chỉ email miễn phí để giao dịch; người mua đưa ra những yêu cầu dồn dập, thường xuyên thay đổi; người mua lảng tránh việc gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp; người mua đặt mua những lô hàng đầu với số lượng nhỏ, thanh toán đầy đủ sau đó đột nhiên đặt hàng với số lượng lớn…
  • Hợp đồng nên được soạn thảo chi tiết, không chung chung hoặc sơ sài, không dùng mẫu sẵn do bên môi giới hoặc đối tác chuẩn bị, tránh bị cài các điều khoản bất lợi,..

/upload/images/thuong-mai/thuong-mai.jpg

Các bộ, ngành, địa phương cần đưa ra nhiều giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm nên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại:

IV. Tư vấn dịch vụ pháp lý liên quan đến gian lận thương mại quốc tế

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về gian lận thương mại quốc tế uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về gian lận thương mại quốc tế. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về gian lận thương mại quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan