Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội hiện nay

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội, quy định theo từng loại nhà cụ thể. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở xã hội và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng mua bán nhà ở xã hội như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là văn bản pháp lý giữa bên bán (đơn vị chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền) và bên mua (cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu) liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được xây dựng với mục đích hỗ trợ những đối tượng có thu nhập thấp, lao động trẻ, hoặc những người có khó khăn về nhà ở.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

1. Thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, theo đó các bên thoả thuận với nhau, bên bán chuyển quyền sở hữu nhà ở cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Việc mua bán nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP do các bên thỏa thuận trên cơ sở tham khảo hợp đồng mẫu do Bộ Xây dựng ban hành.

2. Những nội dung bắt buộc trong hợp đồng mua bán nhà ở xã hội

Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội quy định theo Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BXD cụ thể gồm:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Các thông tin về nhà ở giao dịch;
  • Giá mua bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua;
  • Phương thức và thời hạn thanh toán;
  • Thời hạn giao nhận nhà ở;
  • Bảo hành nhà ở;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Chấm dứt hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Hiệu lực của hợp đồng;
  • Đối với nhà ở xã hội là căn hộ chung cư thì trong hợp đồng mua bán phải đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời phải ghi rõ phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung của chủ đầu tư và người mua, thuê, mua bán căn hộ; diện tích sàn xây dựng căn hộ; diện tích sàn sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán;
  • Khoản kinh phí bảo trì; mức phí và nguyên tắc Điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở 2014 theo mẫu số 01 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD.
  • Các mẫu hợp đồng quy định tại Điều này là để các bên tham khảo trong quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng.
  • Các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung các Điều Khoản trong hợp đồng mẫu cho phù hợp nhưng hợp đồng do các bên ký kết phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được trái với quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về nhà ở.

3. Có phải công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

“Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”

Theo quy định nêu trên đối với trường hợp mua bán nhà ở xã hội thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không bắt buộc phải thực hiện công chứng hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

 

III. Một số thắc mắc liên quan đến hợp đ ồng mua bán nhà ở xã hội

1. Người tạm​​​​​​​ trú có được ký kết hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không?

Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 5438/BXD-QLN năm 2022 phản hồi văn bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang đề nghị hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc xác định đối tượng và giá bán nhà ở xã hội.

Theo đó, về vấn đề này, Công văn 5438/BXD-QLN năm 2022 hướng dẫn như sau:

Theo nội dung tại khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.”

Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP (đã hết hiệu lực):

“Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

...

4. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau:

a) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;

b) Trường hợp đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại điểm a khoản này thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;

c) Kể từ ngày Luật Cư trú có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2021) thì việc xác nhận đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thực hiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp đã được cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.”

Như vậy, từ những quy định trên, người tạm trú có thể mua nhà ở xã hội với 02 điều kiện cư trú như sau:

  • Có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội;
  • Có giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại nơi đăng ký tạm trú.

Nhà ở xã hội theo hình thức chung cư thì hợp đồng mua bán nhà ở xã hội cần đảm bảo những điều kiện gì?

2. Nhà ở xã hội theo hình thức chung cư thì hợp đồng mua bán nhà ở xã hội cần đảm bảo những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 09/2021/TT-BXD (đã hết hiệu lực) quy định về hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo hình thức nhà chung cư gồm các nội dung như sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên;
  • Các thông tin về nhà ở giao dịch;
  • Giá mua bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua;
  • Phương thức và thời hạn thanh toán;
  • Thời hạn giao nhận nhà ở;
  • Bảo hành nhà ở;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cam kết của các bên;
  • Chấm dứt hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Hiệu lực của hợp đồng;
  • Thông tin phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung của chủ đầu tư và người mua, thuê, thuê mua căn hộ;
  • Diện tích sàn xây dựng căn hộ; diện tích sàn sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán, thuê, thuê mua;
  • Khoản kinh phí bảo trì;
  • Mức phí và nguyên tắc Điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư.

Theo đó, đối với nhà ở xã hội theo là căn hộ chung cư thì hợp đồng mua nhà ở xã hội phải đảm bảo những nội dung trên.

Lệ phí chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là bao nhiêu?

3. Lệ phí chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là bao nhiêu?

Theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí chứng thực như sau:

Lệ phí chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là bao nhiêu?

Như vậy, phí chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở xã hội là 50.000 đồng/hợp đồng.

 

4. Hợp đồng​​​​​​​ mua bán nhà ở xã hội có cần có thời hạn không?

Căn cứ Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ thời điểm hoàn tất thanh toán toàn bộ tiền mua, thuê mua nhà ở đó. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan hợp đồ ng mua bán nhà ở xã hội

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng mua bán nhà ở xã hội. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan