Như thế nào là hợp đồng sử dụng tác phẩm hiện nay? Những quy định về hợp đồng sử dụng tác phẩm như thế nào?

Việc sử dụng tác phẩm là vấn đề nan giải đối với người dân và để chắc chắn hơn việc sủ dụng tác phẩm thì lập một hợp đồng là điều vô cùng quan trọng. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hợp đồng sử dụng tác phẩm và những vấn đề liên quan xoay quanh về hợp đồng sử dụng tác phẩm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Vai trò của hợp đồng sử dụng tác phẩm

Hợp đồng sử dụng tác phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực quyền tác giả và sở hữu trí tuệ. Đầu tiên, hợp đồng này bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, giúp họ có được thù lao công bằng cho công sức sáng tạo của mình. Đồng thời, nó cũng tạo ra khung pháp lý rõ ràng cho việc sử dụng tác phẩm, từ đó giảm thiểu rủi ro liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu. Hợp đồng sử dụng tác phẩm còn khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và văn hóa, vì nó tạo điều kiện cho việc giao lưu ý tưởng và tác phẩm giữa các tác giả và người sử dụng. Cuối cùng, hợp đồng này góp phần nâng cao nhận thức về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành sáng tạo.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng sử dụng tác phẩm

1. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là gì?

Hợp đồng sử dụng tác phẩm là hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu tác phẩm và bên sử dụng tác phẩm về việc chuyển giao một hay một số quyền sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu của mình cho bên sử dụng tác phẩm.

2. Các bên trong hợp đồng sử dụng tác phẩm là ai?

Đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng tác phẩm. Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nội dung cần có trong hợp đồng sử dụng tác phẩm

Theo từng loại hợp đồng sử dụng tác phẩm, các bên thỏa thuận những nội dung chủ yếu về hình thức sử dụng tác phẩm, phạm ví, thời gian sử dụng tác phẩm, mức nhuận bút hoặc thù lao và phương thức thanh toán... Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có nghĩa vụ chuyển giao tác phẩm cho bên sử dụng tác phẩm theo đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận; bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên sử dụng tác phẩm do việc chuyển giao tác phẩm không đúng thời hạn, địa điểm; không được chuyển giao tác phẩm cho chủ thể khác sử dụng khi chưa hết hạn hợp đồng nếu không có sự cho phép của bên sử dụng tác phẩm, nếu có vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường và chấm dứt vi phạm; có quyền yêu cầu bên sử dụng tác phẩm nêu tên hoặc bút danh của tác giả khi sử dụng tác phẩm; yêu cầu bên sử dụng tác phẩm trả nhuận bút hoặc thù lao theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận. Bân sử dụng tác phẩm có nghĩa vụ sử dụng tác phẩm đúng hình thức, phạm vi và thời hạn đã thỏa thuận: không chuyển giao tác phẩm cho cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng khi chưa được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cho phép; trả nhuận bút hoặc trả thù lao theo thời hạn, phương thức đã thỏa thuận: bồi thường thiệt hại cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu vi phạm các nghĩa vụ; có quyền công bố, phổ biến tác phẩm trong thời hạn theo đúng hình thức, phạm vi và thời hạn đã thỏa thuận; đơn phương hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm bồi thường thiệt hại nếu không được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao tác phẩm đúng nghĩa vụ do pháp luật dân sự quy định

III. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng sử dụng tác phẩm

1. Không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm thì khi xảy ra tranh chấp cần làm gì?

Khi không ký hợp đồng sử dụng tác phẩm và xảy ra tranh chấp, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Thu thập bằng chứng: Tìm kiếm và lưu giữ tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến việc sử dụng tác phẩm, bao gồm email, tin nhắn, hoặc các tài liệu khác thể hiện sự đồng ý hoặc thỏa thuận giữa các bên.
  • Thương lượng: Cố gắng thương lượng trực tiếp với bên đối tác để tìm ra giải pháp chung. Đôi khi, một cuộc thảo luận thẳng thắn có thể giúp hai bên đạt được thỏa thuận mà không cần can thiệp pháp lý.
  • Khởi kiện: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể xem xét việc khởi kiện đối tác ra tòa án hoặc trọng tài, nếu có đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng cần thiết.
  • Giải quyết tranh chấp qua trọng tài: Nếu hai bên có thỏa thuận về trọng tài (ngay cả khi không có hợp đồng chính thức), bạn có thể đưa vụ việc ra cơ quan trọng tài để giải quyết.

Việc không có hợp đồng chính thức có thể làm cho việc giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp hơn, nhưng không phải là không có căn cứ. 

2.  Sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Trường hợp sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép sẽ bị xử lý như sau: 

  • Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi)
  • Theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi) 
  • Theo Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi) 

 

3. Sử dụng tác phẩm của người khác không có hợp đồng sử dụng tác phẩm nhưng được họ đồng ý bằng lời nói thì có giá trị pháp lý không?Tại sao?

Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Vì vậy, việc sử dụng tác phẩm của người khác, bao gồm cả tác phẩm văn học, nghệ thuật, và khoa học, cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Sự đồng ý đó có thể được thể hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Tuy nhiên, để có giá trị pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho các bên liên quan, tốt nhất là nên có hợp đồng rõ ràng, chi tiết về việc sử dụng tác phẩm.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hợp đồng sử dụng tác phẩm

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng sử dụng tác phẩm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan