Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng rất thông dụng trong đời sống xã hội, theo đó bên bán phải chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua phải trả tiền cho bên bán. Để bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng, pháp luật dân sự đã quy định về hợp đồng mua bán tài sản như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Khi nào phải thực hiện hợp đồng mua bán tài sản?
Thông thường, hợp đồng mua bán tài sản được thực hiện ngay sau khi các bên thỏa thuận xong về đối tượng và giá cả. Bên mua chuyển tiền xong cho bên bán thì bên bán sẽ chuyển giao tài sản cho bên mua. Còn tùy vào thỏa thuận mỗi bên thì có thể giao tiền trước, giao tài sản sau hoặc giao tiền sau, giao tài sản trước, miễn là đảm s bảo hợp đồng được thực hiện đúng theo nội dung hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản
Theo quy định tại Điều 431 BLDS năm 2015, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản được quy định theo BLDS. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
Nếu đối tượng của hợp đồng là vật thì vật phải được xác định rõ về mặt số lượng, chất lượng, đặc điểm,..
Nếu đối tượng là quyền tài sản thì phải có bằng chứng chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền tài sản được chuyển giao chủ yếu là quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ,..
Đối tượng của hợp đồng cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Trong trường hợp này, bên bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản
Thứ nhất, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ: bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau. Bên bán có quyền nhận tiền và nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua; bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và có nghĩa vụ trả tiền cho bên mua.
Thứ hai, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng có đền bù: khoản tiền mà bên mua phải trả cho bên bán là khoản đền bù về việc mua bán tài sản.
Thứ ba, có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản
Khác với hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản là tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên cho mượn, cho thuê, trong hợp đồng mua bán tài sản, quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho bên mua tài sản và bên bán không còn quyền sở hữu đối với tài sản đó nữa.
Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản
Các bên có thể giao kết hợp đồng mua bán tài sản bằng hình thức miệng hoặc văn bản, tùy vào thỏa thuận của các bên. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng cần phải công chứng hoặc chứng thực.
Bên mua có một số quyền như:
Nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua tài sản là nghĩa vụ trả tiền. Khoản 1 Điều 440 quy định về nghĩa vụ trả tiền của bên mua như sau: “Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.” Bên mua phải thanh toán tiền cho bên bán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên bán có quyền yêu cầu bên mua phải trả tiền theo như thỏa thuận khi giao kết hợp đồng. Quyền này ứng với nghĩa vụ trả tiền của bên mua.
Bên bán có nghĩa vụ sau:
Hợp đồng mua bán tài sản cần có các thông tin chủ yếu sau:
Các bên có thể thỏa thuận thêm một số nội dung khác để đáp ứng yêu cầu của các bên.
Điều 423 BLDS quy định về hủy bỏ hợp đồng :
1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Theo quy định trên thì nếu một bên muốn hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản thì phải thông báo cho bên kia về việc hủy bỏ, nếu như không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.
Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng thì nếu hợp đồng mua bán tài sản bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm đã giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
Điểm h khoản 1 Điều 50 Luật quản lý thuế 2019 quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế:
“1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây
h) Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế”Theo quy định trên thì các bên có quyền thỏa thuận giá trị của hợp đồng là 0 đồng, tuy nhiên nếu thỏa thuận không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn sẽ bị ấn định thuế. Như vậy, về bản chất thì giá trị hợp đồng tài sản là 0 đồng vẫn được chấp thuận, nhưng nếu vi phạm pháp luật về thuế thì sẽ bị ấn định thuế.
Theo quy định tại Điều 47 và 48 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá, nếu sau khi trúng đấu giá và đã ký hợp đồng mua tài sản mà bên trúng đấu giá tạm thời chưa có khả năng thanh toán và được bên có tài sản đấu giá chấp nhận thì 2 bên có thể thỏa thuận, ký thêm phụ lục hợp đồng để kéo dài thời hạn thanh toán. Bản chất của phụ lục hợp đồng chính là nội dung của hợp đồng được quy định chi tiết hơn, nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thêm và kí thêm phụ lục hợp đồng để hợp đồng được đầy đủ và bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích của các bên.
Là một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn soạn thảo hợp đồng, NPLaw cung cấp tới quý khách dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản bao gồm:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về hợp đồng mua bán tài sản. Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giấy phép, giải quyết tranh chấp, hình sự, môi trường, NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn