“Phân bón” mang lại sự phát triển đối với cây trồng, cũng như mang lại ý nghĩa to lớn cho nền nông nghiệp nước ta. Những quy định pháp luật về xuất khẩu phân bón được nhà nước ban hành về các hoạt động tiêu thụ, nhập khẩu, xuất khẩu phân bón đang được mọi người quan tâm và chú ý. Với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nhu cầu tiêu thụ cho việc trồng trọt và xuất khẩu ra nước ngoài và lượng tiêu thụ số lượng phân bón trong nước đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Phân bón là đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Giá phân bón tăng làm tăng chi phí sản xuất, và trong hoàn cảnh giá lúa gạo tăng giảm, đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Riêng trong tháng 4/2023, Việt Nam xuất khẩu phân bón sang 9 thị trường, trong đó có 6 thị trường thành viên của ASEAN với 66.648 tấn, tương ứng chiếm 50,5% tổng lượng xuất khẩu phân bón của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn phân bón hiện nay cũng có nhiều biến động do Nga và Trung Quốc nới lỏng công tác xuất khẩu phân bón, chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung phân bón toàn cầu càng làm cho giá phân bón giảm. Vậy nên, chúng ta cần tìm hiểu kĩ về thị trường phân bón trước khi xuất khẩu để tránh các chi phí tốn kém khác không đáng có.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xuất khẩu phân bón được quy định như thế nào. Căn cứ theo "khoản 6 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP" quy định như sau: “Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.”
Các điều kiện xuất khẩu phân bón theo "Điều 42 Luật Trồng trọt 2018" quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Xuất khẩu phân bón cần nộp đầy đủ các chứng từ, hồ sơ theo quy định pháp luật
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
b) Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
c) Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (điều 42 khoản 3 được hướng dẫn bởi nghị định 84/2019/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại điều 1 nghị định 130/2022/ NĐ- CP)”
Vì vậy, khi muốn xuất khẩu mặt hàng là phân bón cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật như đã nêu ở trên.
Căn cứ theo "Điều 15 Nghị định 84/2019/NĐ-CP" được sửa đổi, bổ sung tại "khoản 1 điều 1 nghị định 130/2022/ NĐ- CP", hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại "điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt".
Căn cứ vào "khoản 1 điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC" được sửa đổi, bổ sung tại "khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC", ta có thể hiểu trình tự và thủ tục khai quan xuất khẩu phân bón được quy định như sau:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại "khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP" được sửa đổi, bổ sung tại "khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP" ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của "Nghị định số 08/2015/NĐ-CP", người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
- Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
- Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
- Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
- Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp. Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
Hồ sơ hải quan được nộp cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ quy định tại "điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC" nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
Như vậy, tùy thuộc từng loại mặt hàng phân bón, đối với việc xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu từ các điều khoản nêu trên bạn chỉ cần thực hiện thủ tục khai quan tại cơ quan hải quan mà không cần xin phép Bộ Công Thương để được cấp phép xuất khẩu phân bón.
Căn cứ theo Biểu thuế xuất nhập khẩu trong đó mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.01 đến 31.05 có khung thuế xuất khẩu từ 0% đến 40% (nhóm có số thứ tự từ 85 đến 89). Ngoài ra, trong Biểu thuế xuất khẩu có nhóm hàng số thứ tự 211 có tên mô tả là: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên", khung thuế suất thuế xuất khẩu từ 5 - 20%.
Căn cứ quy định tại "khoản 4 điều 4 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP" của Chính phủ quy định mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%. Đối với mặt hàng phân bón nếu có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế suất thuế xuất khẩu 5%.
Riêng đối với phân NPK trong nước đã đáp ứng được nhu cầu và hiện dư thừa nhiều phải xuất khẩu nên Bộ Tài chính đề xuất quy định mức thuế xuất khẩu 0% để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Hãy liên hệ ngay với Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Phú Law - NPlaw để được tư vấn dịch vụ xuất khẩu phân bón, với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chi phí tiết kiệm, chất lượng đảm bảo đầy đủ các thủ tục và hồ sơ. Qua đó, đem đến cho mọi người cảm nhận dịch vụ của chúng tôi một cách tối ưu nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn