Hiện nay, thực tế vẫn có những cách hiểu khác nhau, chưa đầy đủ về biển hiệu quảng cáo, không ít người đặt ra những câu hỏi khi đứng trước một biển hiệu trên đường: Viết biển hiệu quảng cáo như thế nào là đúng quy định? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo? Chủ quán cà phê tự ý treo biển quảng cáo vào một cây xanh ở đường phố trước cửa quán có bị xử phạt không? Bài viết của NP Law sẽ phân tích về các quy định pháp luật liên quan đến biển hiệu và những câu hỏi thường gặp trên thực tế liên quan đến bảng hiệu.
Dưới đây là những quy định về biển quảng cáo quan trọng và cần thiết nhất bạn nên nắm rõ khi có ý định sử dụng các loại biển quảng cáo ngoài trời, đặc biệt là quy định về quảng cáo pano, billboard mà bạn nên chú ý để tránh mắc phải:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, vị trí đặt biển hiệu được thể hiện như sau: Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác. Chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
Theo quy định về biển quảng cáo tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP về Ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, biển hiệu phải đảm bảo mỹ quan; Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
Nội dung chi tiết biển hiệu: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có); Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về kích thước biển quảng cáo được thể hiện như sau:
- Biển hiệu phải có các nội dung sau
Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Địa chỉ, điện thoại.
- Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
- Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
- Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
- Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Căn cứ theo Điều 38 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Điều chỉnh quy hoạch quảng cáo theo các giai đoạn phù hợp với sự phát triển của địa phương;
c) Niêm yết văn bản quy hoạch và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
(2) Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện quảng cáo ngoài trời trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
b) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan hướng dẫn các địa phương quy hoạch quảng cáo theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
Bên cạnh đó, tại Điều 18 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết cụ thể hơn về các bước thực hiện theo quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời theo quy trình sau đây:
Bước 1: Xây dựng dự thảo Đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
Bước 2. Lấy ý kiến công khai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Bước 3. Hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời;
Bước 4. Công bố quyết định phê duyệt và niêm yết đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời và bản vẽ chi tiết quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương;
Bước 5. Triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức đấu thầu các vị trí quảng cáo ngoài trời nằm trong quy hoạch theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
“Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại;
2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”
Từ quy định về biển quảng cáo nêu trên, có thể thấy biển hiệu quảng cáo doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những nội dung nêu trên.
Căn cứ theo Khoản 16 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm có:
…
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Có thể thấy hành vi tự ý treo biển quảng cáo vào một cây xanh ở đường phố trước cửa quán là hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo có chế tài phạt tiền căn cứ theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP, trong đó sửa đổi sửa đổi khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.”
Vậy, trong trường hợp chủ quán cà phê tự ý treo biển quảng cáo vào một cây xanh ở đường phố trước cửa quán ngoài việc bị xử phạt về hành vi treo biển quảng cáo trên cây xanh với mức phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng,chủ quán còn có thể còn bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng vì là người có hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.
Trên đây là những quy định về biển quảng cáo và những câu hỏi thường gặp. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy trình cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến biển quảng cáo, có thể liên hệ cho đội ngũ của NP Law để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn