Xuất bản phẩm là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại, từ sách giáo trình, tạp chí khoa học, đến các loại sách văn học, nghệ thuật. Để đưa những xuất bản phẩm này đến tay người đọc, hoạt động phát hành xuất bản phẩm đóng một vai trò quan trọng.
Phát hành xuất bản phẩm không chỉ là việc đưa sản phẩm từ nhà xuất bản đến người tiêu dùng, mà còn là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Mỗi bước trong quá trình này, từ việc đăng ký hoạt động phát hành, đến việc chấm dứt hoạt động khi cần thiết, đều được quy định cụ thể trong luật pháp. Vì vậy, việc nắm rõ và tuân thủ các quy định về phát hành xuất bản phẩm là điều cần thiết đối với mọi tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, “Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng”; Đồng thời, tại khoản 4 Điều này quy định: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.”
Như vậy, phát hành xuất bản phẩm là việc đưa các tác phẩm đã xuất bản về các chủ đề khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau dưới các hình thức thể hiện nhất định theo quy định pháp luật đến người sử dụng. Việc tiếp cận đến người sử dụng thông qua một hoặc nhiều hình thức như mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm.
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Xuất bản 2012, “Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành)...”
Như vậy, cơ sở phát hành xuất bản phẩm gồm: doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm.
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 36 Luật Xuất bản 2012 quy định:
“3. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
4. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:
a) Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.”
Như vậy, điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm thực hiện theo quy định trên.
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Xuất bản 2012 quy định:
“1. Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
a) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Như vậy, cơ sở phát hành xuất bản phẩm thực hiện đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định trên.
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm gồm:
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Xuất bản 2012 quy định:
“1. Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
a) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Như vậy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm gồm:
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Xuất bản 2012, “Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).” Như vậy, hộ kinh doanh được phép phát hành xuất bản phẩm.
Theo điểm b khoản 3 Điều 27 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phát hành xuất bản phẩm liên kết trước khi có quyết định phát hành đối với từng tên xuất bản phẩm.”
Như vậy, việc phát hành xuất bản phẩm trước khi có quyết định phát hành xuất bản phẩm thì sẽ bị xử phạt như trên.
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện khi nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản tại nước ngoài.”
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định này quy định “Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Theo quy định trên, tổ chức không chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện khi tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phá sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Theo điểm e khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt hoặc cấp giấy phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm.” Ngoài ra, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, còn đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt thì nhà xuất bản bị xử phạt như trên.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về phát hành xuất bản phẩm mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn