QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI HIỆN NAY

Hiện nay, chăn nuôi là một trong ngành đa dạng và phát triển nên việc đi dôi quảng cáo thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng phổ biến.Vậy làm sao để hiểu thế nào là quảng cáo thức ăn chăn nuôi và những vấn đề liên quan xoay quanh về quảng cáo thức ăn chăn nuôi như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng quảng cáo thức ăn chăn nuôi hiện nay

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, quảng cáo thức ăn chăn nuôi đã trở thành một lĩnh vực sôi động. Thực trạng quảng cáo thức ăn chăn nuôi hiện nay cho thấy nhiều xu hướng và thách thức đáng chú ý. 

Các hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các trang web chuyên ngành để tiếp cận khách hàng. Việc quảng bá sản phẩm không chỉ tập trung vào chất lượng và thành phần dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi, mà còn nhấn mạnh sự an toàn thực phẩm và lợi ích kinh tế mà sản phẩm mang lại cho người chăn nuôi. 

Thực trạng quảng cáo thức ăn chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những điểm tích cực, thực trạng quảng cáo cũng gặp không ít vấn đề. Nhiều quảng cáo chưa đảm bảo tính chính xác, đôi khi cung cấp thông tin sai lệch hoặc đánh bóng quá mức về hiệu quả sản phẩm. Điều này không chỉ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngành chăn nuôi nói chung. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc một số đơn vị lạm dụng các chiêu trò quảng cáo để thu hút khách hàng, dù không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm.

Một thách thức khác là việc quản lý và kiểm soát quảng cáo trong ngành thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quảng cáo. 

Tóm lại, quảng cáo thức ăn chăn nuôi hiện nay đang diễn ra trên nhiều phương diện với những biến đổi mạnh mẽ. Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và người tiêu dùng nhằm tiến tới quảng cáo đúng sự thật, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng niềm tin nơi khách hàng.

II. Tìm hiểu về quảng cáo  thức ăn chăn nuôi

1. Quảng cáo thức ăn chăn nuôi là gì?

Quảng cáo thức ăn chăn nuôi là hình thức tiếp thị và truyền thông nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đến với các đối tượng như nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi và các bên liên quan trong ngành nông nghiệp. 

2. Trường hợp nào cần phải quảng cáo thức ăn chăn nuôi?

Quảng cáo thức ăn chă n nuôi là một hoạt động quan trọng trong ngành nông nghiệp, giúp nâng cao nhận thức và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là một số trường hợp cần phải quảng cáo thức ăn chăn nuôi:

  • Ra mắt sản phẩm mới: Khi giới thiệu một loại thức ăn chăn nuôi mới, quảng cáo sẽ giúp khách hàng biết đến sản phẩm, điểm khác biệt và lợi ích của nó.
  • Thay đổi công thức hoặc cải tiến sản phẩm: Nếu sản phẩm đã được cải tiến về chất lượng, công thức hoặc bổ sung thêm thành phần dinh dưỡng, cần quảng cáo để thông báo cho khách hàng.
  • Mở rộng thị trường: Khi mở rộng thị trường sang khu vực mới hoặc quốc gia khác, quảng cáo là cần thiết để tạo dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Tăng cường cạnh tranh: Trong một thị trường cạnh tranh gay gắt, quảng cáo giúp sản phẩm nổi bật hơn so với các đối thủ khác.
  • Khuyến mãi và giảm giá: Khi có chương trình khuyến mãi, giảm giá, hoặc ưu đãi dành cho khách hàng, quảng cáo sẽ giúp thu hút sự chú ý và kích thích nhu cầu mua sắm.
  • Xây dựng thương hiệu: Để tạo dựng và củng cố thương hiệu trong lòng khách hàng, cần thường xuyên quảng cáo để giữ vững vị trí trên thị trường.

III. Quy định pháp luật về quảng cáo thức ăn chăn nuôi

1. Điều kiện để xin cấp phép quảng cáo thức ăn chăn nuôi

Theo Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quảng cáo thì điều kiện để xin cấp phép quảng cáo thức ăn chăn nuôi như sau:

  • Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
  • Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;
  • Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Như vậy, để xin cấp phép quảng cáo thức ăn chăn nuôi thì phải theo các quy định trên.

Hồ sơ đăng ký quảng cáo thức ăn chăn nuôi

2. Hồ sơ đăng ký quảng cáo  thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ xin đăng ký quảng cáo thức ăn chăn nuôi gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (theo mẫu);

Cần lưu ý là nội dung quảng cáo phải có tên thức ăn chăn nuôi, xuất xứ nguyên liệu trong chế biến và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

  • Bản sao chứng thực Văn bản thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
  • Bản thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi do nhà sản xuất công bố, trong đó phải có tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng và hướng dẫn sử dụng;
  • Bản thuyết minh hoạt động quảng cáo bao gồm nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo và thời gian quảng cáo.

III. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến quảng cáo thức ăn chăn nuôi

1. Thời gian cấp giấy​​​​​​​ chứng nhận quảng cáo thức ăn chăn nuôi là bao lâu?

Theo Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định như sau: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Như vậy trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ  thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quảng cáo thức ăn chăn nuôi.

2. Nộp đơn đăng ký quảng cáo thức ăn chăn nuôi ở cơ quan nào?

Theo Điều 12 Nghị định 181/2013/NĐ-CP có quy định như sau: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.

Như vậy, để nộp đơn đăng ký quảng cáo thức ăn chăn nuôi ở thì Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp nhận.

V. Vấn đề quảng cáo thức ăn chăn nuôi có nên liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề quảng cáo thức ăn chăn nuôi. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan