QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUYỂN KHẨU HÀNG HOÁ

Thực tế hiện nay, việc hợp tác kinh doanh, mở rộng các mối quan hệ kinh tế của nước ta với các nước trên quốc tế đã và đang tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, để thuận tiện hoá trong quá trình hoạt động thì có nhiều hình thức kinh doanh ra đời trong đó phải kể đến hình thức chuyển khẩu hàng hoá.. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú xin cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cơ bản cần biết về kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá.

I. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa là gì?

Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá

1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam”.

Như vậy, có thể hiểu, kinh doanh chuyển khẩu hàng hoá là việc các thương nhân thực hiện hoạt động mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Ví dụ: Công ty A mua máy in 3D của công ty B tại Ấn Độ. Số hàng này đi container tàu biển đến cảng Việt Nam, đưa vào kho hàng ngoại quan, sau đó đi đến bán cho công ty C tại Nhật hoặc số hàng đó không trực tiếp nhập khẩu vào Việt Nam mà bán thẳng trực tiếp cho Công ty C tại Nhật.

II. Quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

Căn cứ Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

- Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,

- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.

- Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. Quy trình thủ tục đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu

Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá).

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thông qua hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hoá theo số 22/CKHH/GSQL. Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
  • Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hoá nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ
  • Bước 2: Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
  • Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
  • Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công thức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
  • Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
  • Sau khi hàng hoá xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hoá;
  • Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hoá; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định.
  • Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.

IV. Giải đáp thắc mắc về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

4.1. Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu?

Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc thành lập với tư cách là thành viên hoặc cổ đông.

Có thể thấy, doanh nghiệp FDI chính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Về quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa, khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 69/2018 quy định như sau:

1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. […]

Như vậy, doanh nghiệp FDI không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

4.2. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu muốn thực hiện kinh doanh chuyển khẩu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh chuyển khẩu như sau:

Kinh doanh chuyển khẩu

1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,

4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.

5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, bạn cần xác định doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của mình có thuộc diện phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu hay không.

4.3. Khi thanh toán, chuyển tiền phục vụ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thì thương nhân có bắt buộc phải xuất trình chứng từ hay không?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-NHNN quy định như sau:

Trách nhiệm của thương nhân

1. Xuất trình chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép khi mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền phục vụ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.

2. Cung cấp thông tin nguồn tiền nhận về từ hợp đồng bán hàng hóa để ngân hàng được phép thống kê, theo dõi được số liệu chuyển tiền ra và nhận tiền về trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã cung cấp cho ngân hàng được phép.

3. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Không được sử dụng bộ hồ sơ chứng từ của một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa để mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền tại nhiều ngân hàng được phép.

Theo như quy định trên thì khi thương nhân mua ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền phục vụ kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thì sẽ phải xuất trình chứng từ theo quy định của ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Bên cạnh đó, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ mà thương nhân đã xuất trình cho ngân hàng được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

4.4. Trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu theo hợp đồng mua và bán chính hàng hóa đó thương nhân có được thanh toán và chuyển tiền tại nhiều ngân hàng không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau:

“Nguyên tắc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

3. Thương nhân chỉ được thanh toán và chuyển tiền trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu theo hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán chính hàng hóa đó tại cùng một ngân hàng được phép”.

Theo đó, thương nhân chỉ được thanh toán và chuyển tiền trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu theo hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán chính hàng hóa đó tại cùng một ngân hàng được phép.

V. Rủi ro kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

+ Rủi ro về mặt chính trị

Các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt với những rủi ro với hàng hoá xuất nhập khẩu là rủi ro chính trị khi kinh doanh các quốc gia khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp có hành động kinh doanh ra khỏi phạm vi trong nước đều phải đối mặt với những vấn đề chính trị. Khi có sự thay đổi về chính trị thì công việc kinh  doanh của mỗi doanh nghiệp không thể tránh khỏi ảnh hưởng ít nhiều. Một cuộc bầu cử, các lệnh trừng phạt hoặc áp lực từ chính phủ các nước khác, và tình trạng bất ổn dân sự đều có sự thay đổi nhanh chóng tình hình chính trị. Nói chung, hệ thống kinh doanh, tài chính và xã hội của một quốc gia càng ổn định thì rủi ro chính trị của quốc gia đó càng ít.

+ Rủi ro pháp lý

Luật pháp và các quy định rất khác nhau trên khắp thế giới. Những gì là thông lệ và bình thường ở một quốc gia có thể không giống như vậy ở một quốc gia khác. Do đó, các công ty xuất khẩu có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh, bao gồm hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm họ bán.

+ Rủi ro tín dụng và tài chính 

Khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, rủi ro với hàng hoá xuất nhập khẩu là khi khách hàng không thanh toán hoặc không trả nợ là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà xuất nhập khẩu với đối mặt. Ngay cả việc đánh giá mức độ tín nhiệm của một khách hàng quốc tế cũng có thể khó khăn. Không phải tất cả các quốc gia đều có thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng trong quá khứ của khách hàng hoặc mức độ tín nhiệm hiện tại.

VI. Dịch vụ tư vấn kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa

NPLaw hiện đang là một trong những đơn vị giải đáp thắc mắc về pháp luật thương mại tốt nhất hiện nay, chúng tôi đã trợ giúp pháp lý cho hàng triệu cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước góp phần lớn trong việc phổ biến kiến thức pháp luật thương mại cho mọi cá nhân và tổ chức. 

Chúng tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân vì sao ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức lại tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại nói chung và vấn đề kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa nói riêng tại NPLaw:

  • NPLaw có giấy phép hoạt động được cấp bởi sở tư pháp.
  • NPLaw có đội ngũ Luật Sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại
  • Bạn hoàn toàn không phải trả thù lao tư vấn cho Luật Sư, không mất thời gian đi lại nếu sử dụng dịch vụ tổng đài tư vấn luật thương mại miễn phí của chúng tôi qua hotline 0913449968
  • Bạn không phải mất thời gian đi lại.
  • Chúng tôi cam kết giải quyết vấn đề của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Chúng tôi cam kết về nội dung đã tư vấn và tuyệt đối bảo mật thông tin đã tư vấn cho khách hàng.

Như vậy có thể thấy, để hạn chế được những tình huống xấu có thể xảy ra thì việc nhờ NPLaw tư vấn pháp luật thương mại là điều vô cùng cần thiết bởi chúng tôi là những người trong ngành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, sẵn sàng hỗ trợ gỡ bỏ những thắc mắc liên quan nhanh chóng, hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật thương mại, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề. Mọi thắc mắc xin liên hệ với NPLaw để được giải đáp nhanh nhất. 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan