QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Mục lục Ẩn

  1. I. Hợp đồng mua hàng hóa quốc tế là gì?
    1. 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi nào?
    2. 2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như thế nào?
  2. II. Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
    1. 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài áp dụng pháp luật nước nào? 
  3. III. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hó a quốc tế được không?
  4. IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
    1. 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định việc chuyên chở hàng hóa thì người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là gì?
    2. 2. Một sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do một bên gây ra là vi phạm cơ bản trong trường hợp nào?
    3. 3. Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định có được xem là một chào hàng không?
    4. 4. Nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định không?
    5. 5. Người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giao số lượng nhiều hơn trong hợp đồng và người mua chấp nhận thì tiền của số lượng hàng này được tính như thế nào?
    6. 6. Người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có bắt buộc phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa không?
    7. 7. Người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định thì các rủi ro có được chuyển sang người mua không?
  5. V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thì nước ta đang chủ trương thực hiện nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực. Do đó, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết qua các năm đều tăng. Vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua các nội dung dưới đây.

I. Hợp đồng mua hàng hóa quốc tế là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, thông qua tên gọi thì có thể hiểu một cách khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó, bên bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán”. 

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi nào?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp được quy định như sau:

- Có ít nhất một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong trường hợp này được thể hiện ở việc cá nhân đó có quốc tịch nước ngoài.

- Các bên tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cá nhân có nơi cư trú ở các nước khác nhau. Trường hợp nếu là pháp nhân thì phải có trụ sở ở các quốc gia khác nhau.

- Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra ở nước ngoài.

- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tài sản ở nước ngoài.

Như vậy, việc xác định hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài phải dựa vào một trong các yếu tố trên. Nếu hợp đồng giữa các bên ký kết thuộc một trong các trường hợp nói trên thì đây được xác định là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 thì việc mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

 

 

(hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-1)

Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc các hình thức khác như telex, điện báo, fax, thông điệp dữ liệu,... Các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải đáp ứng điều kiện về hình thức theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị vô hiệu do vi phạm về hình thức.

II. Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay, Luật Thương mại 2005 quy định rất cụ thể và chi tiết về việc mua bán hàng hóa. Trong đó, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho bên mua và bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cụ thể các trường hợp để xác định một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài áp dụng pháp luật nước nào? 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng rất đa dạng và phức tạp. Một số trường hợp có thể áp dụng cả điều ước quốc tế, tập quán quốc tế để giải quyết.

Theo quy định chung thì các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng, bởi hợp đồng là sự thỏa thuận nên pháp luật rất đề cao sự thỏa thuận của các chủ thể. Tuy nhiên, thỏa thuận này không được trái với quy định của pháp luật. 

Chính vì vậy, các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng là luật nước người bán, người mua hoặc tập quán quốc tế, điều ước quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

III. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hó a quốc tế được không?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang bản chất là sự thỏa thuận của các bên nên trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.  

https://nplaw.vn/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html

 

(hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-2)

Tuy nhiên, một trong những điều cần phải lưu ý khi thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó chính là thỏa thuận này không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba trừ trường hợp người thứ ba này đồng ý.

IV. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

NPLaw xin phép giải đáp một số thắc mắc mà quý khách hàng thường gặp phải như sau:

1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định việc chuyên chở hàng hóa thì người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là gì?

Tại khoản 2 Điều 58 Công Ước Viên 1980 quy định như sau: “Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng”.

Như vậy, điều kiện để người bán có thể gửi hàng đi đó chính là hàng hóa hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

2. Một sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do một bên gây ra là vi phạm cơ bản trong trường hợp nào?

Theo Điều 25 Công ước viên 1980 thì một sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do một bên gây ra được xem là vi phạm cơ bản trong trường hợp nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.

3. Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định có được xem là một chào hàng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Công ước Viên 1980: “Một lời đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ khi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại”.

Như vậy, nếu lời đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một người không xác định thì chỉ được xem là lời mời chào hàng, không được xem là một chào hàng.

4. Nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định không?

Căn cứ khoản 2 Điều 65 Công ước viên 1980 quy định “Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác”.

Như vậy, nếu chính người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tự mình xác định hàng hóa thì họ có cần phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định.

5. Người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giao số lượng nhiều hơn trong hợp đồng và người mua chấp nhận thì tiền của số lượng hàng này được tính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Công ước Viên 1980 thì trường hợp người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giao số lượng nhiều hơn trong hợp đồng và người mua chấp nhận thì tiền của số lượng hàng này được tính theo giá của hàng hóa trong hợp đồng. 

6. Người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có bắt buộc phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa không?

Tại khoản 3 Điều 58 Công ước Viên 1980 quy định như sau: “Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó”. 

Chính vì vậy, người mua không bắt buộc phải thanh toán tiền hàng trước khi kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trừ một số trường hợp có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm như vậy.

7. Người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định thì các rủi ro có được chuyển sang người mua không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Công ước Viên 1980 thì người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định thì các rủi ro không được chuyển sang cho người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó.

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trên đây là một số nội dung cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà NPLaw đã phân tích cụ thể. Trường hợp nếu bạn có thắc mắc về một trong số các nội dung trên hoặc các nội dung khác có liên quan thì hãy liên hệ ngay với NPLaw để được giải đáp. Chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Xin chân thành cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan