Khi xảy ra những tranh chấp như vậy, các bên thường tìm đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trong lĩnh vực thương mại, trọng tài thương mại là một trong những phương pháp giải quyết tranh chấp được lựa chọn rất nhiều. Vậy trung tâm trọng tài là gì? Quy định pháp luật về trung tâm trọng tài thương mại.
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 Trung tâm Trọng tài là Trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Quy định của pháp luật về trung tâm trọng tài thương mại như sau
Điều kiện để thành lập Trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010 đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
Thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài như sau:
- Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
- Đơn đề nghị thành lập;
- Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 23 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài
Trọng tài viên có một số quyền hạn theo Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:.
Thứ nhất, chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài viên độc lập trong phân xử, giải quyết tranh chấp. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng và để đảm bảo phán quyết đưa ra là công bằng và khách quan.
Thứ ba, từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Đây là ưu điểm của phương thức trọng tài. Các bên có thể yêu cầu trọng tài viên xét xử kín, không công khai vụ kiện, … để đảm bảo uy tín, và các thông tin quan trọng của hai bên.
Thứ tư, được hưởng thù lao.
Bên cạnh những quyền hạn, trọng tài viên phải tuân thủ một số nghĩa vụ theo luật định như sau:
Thứ nhất, trọng tài viên phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết; trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ bản của các trọng tài viên.
Thứ hai, bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời. Vì đây là một hoạt động phân xử tranh chấp thương mại, dân sự. Do đó, những người phân xử đưa ra phán quyết cũng cần đảm bảo vô tư, khách quan để giải quyết tranh chấp một cách công bằng nhất.
Thứ tư, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại và khắc con dấu theo quy định của pháp luật. Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Theo quy định tại Điều 27 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật trọng tài thương mại 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010, Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
- Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thời hạn công bố thành lập Trung tâm trọng tài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động
Trung tâm trọng tài bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau:
- Trung tâm trọng tài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;
- Trung tâm trọng tài không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Điều lệ, Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài không tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở.
- Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với Luật Trọng tài thương mại trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực.
Trên đây là những thông tin xoay quanh Trung tâm trọng tài thương mại. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về Trung tâm trọng tài thương mại, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn