QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG MỚI NHẤT 2024

Dân số ngày càng gia tăng, cùng với đó là nhu cầu của con người, xã hội cũng tăng theo. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, dân tộc, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, có đất đai mới có các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội…, nhưng đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, do vậy việc giao dịch loại tài sản này khi làm Hợp đồng thuê mặt bằng cũng hết sức quan trọng sao cho đúng pháp luật và tránh được những rủi ro phát sinh tranh chấp. 

                                         Sự cần thiết của hợp đồng thuê mướn mặt bằng 

Vậy thực trạng Hợp đồng thuê mặt bằng hiện nay được pháp luật quy định như thế nào và những phát sinh trong quá trình thực tiễn áp dụng? 

Hợp đồng thuê mướn mặt bằng có vai trò rất quan trọng nhất là đối với bên cho thuê mặt bằng và bên thuê mặt bằng, đó là cơ sở pháp lý để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của hai bên khi xảy ra tranh chấp, những thoả thuận của các bên sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm của mỗi bên, ngoài ra còn đảm bảo được sự ổn định cho các quan hệ tài sản.

  • Hợp đồng thuê mướn mặt bằng là sự thoả thuận giữa bên cho thuê mặt bằng với bên thuê mặt bằng và giao mặt bằng cho bên thuê mặt bằng trong một thời gian nhất định để sử dụng vào mục đích hai bên đã cam kết, bên thuê mặt bằng có nghĩa vụ trả chi phí cho bên cho thuê mặt bằng. 
  • Thực chất hợp đồng thuê mướn mặt bằng chính là hợp đồng thuê tài sản, theo quy định tại Điều 472 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.”
  • Khi các bên bên thiết lập hợp đồng thuê mướn mặt bằng, cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau: 

                                      Hình thức của hợp đồng thuê mướn mặt bằng 

  • Thông tin của bên cho thuê mặt bằng và bên thuê mặt bằng 
  • Địa điểm thuê, diện tích thuê, mục đích thuê
  • giá thuê, thời hạn thuê, giao tài sản 
  • Cho thuê lại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê

Hình thức của hợp đồng thuê mướn mặt bằng có thể được thể hiện qua các hình thức như: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. Nhưng để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên khi có phát sinh xảy ra thì nên lựa chọn hình thức bằng văn bản để thiết lập hợp đồng thuê mướn mặt bằng.

III. Những thắc mắc liên quan đến hợp đồng thuê mướn mặt bằng 

Thỏa thuận bằng miệng là một dạng giao dịch dân sự hợp đồng và pháp luật coi thảo thuận miệng là một dạng giao dịch dân sự hợp đồng, bởi Điều 119 Bộ Luật Dân Sự 2015 về hình thức giao dịch dân sự quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Do đó, việc xác lập hợp đồng thuê mướn mặt bằng có thể được thỏa thuận bằng miệng. 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG

Số:…/…

Căn cứ vào Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;

Căn cứ vào nhu cầu khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày….tháng….năm….., tại địa chỉ …………………………………

…………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN CHO THUÊ:

Ông/Bà: …………………………………Sinh năm: …………………………………

CMND/CCCD số:…………………………………cấp ngày: ……………tại………………….

Địa chỉ: …………………………………

Là chủ sở hữu căn nhà tại địa chỉ: ……………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………

(Gọi tắt là bên A)

BÊN THUÊ:

Ông/Bà:…………………………………Sinh năm: …………………………………

CMND/CCCD số: :…………………………………cấp ngày: ……………tại…………………

Địa chỉ: ………………………………….

(Gọi tắt là bên B)

Sau khi thoả thuận, chúng tôi đồng ý ký kết hợp đồng thuê mặt bằng với nội dung như sau:

ĐIỀU 1: Nội dung trong hợp đồng

1.1 – Bên A đồng ý cho bên B thuê mặt bằng:…………………………………………................

Với tổng diện tích là………………………………… , gồm:………………………………….......(ví dụ có bao nhiêu phòng, có toilet riêng, điện sử dụng riêng, có đồng hồ điện, đồng hồ nước riêng)

1.2 – Mục đích thuê: (ví dụ như kinh doanh quần áo, hay cửa hàng ăn)……………………… ………………………………………………………………………………………………………....

ĐIỀU 2: Thời hạn thuê mặt bằng

2.1 – Thời gian thuê mặt bằng là:………………………. tháng,

được tính từ ngày:…………………………………đến ngày:…………………………………

2.2 – Trường hợp bên B không đóng tiền cọc thì bên A có quyền lấy lại mặt bằng với điều kiện phải báo cho bên B trước 03 tháng.

2.3 – Trường hợp bên B đã đóng tiền cọc thì bên A phải theo đúng thời hạn hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận. Nếu bên A muốn lấy lại mặt bằng trước thời hạn đã ký kết thì phải bồi thường gấp đôi số tiền đã đặt cọc cho bên B

2.4 – Sau khi hết hạn hợp đồng, tuỳ theo thỏa thuận giữa hai bên có thể gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng.

ĐIỀU 3: Giá cả và phương thức thanh toán

3.1 – Giá thuê là:………………………………………………………………………………………

- Ghi bằng chữ:………………………………………………………………………………………..

- Tiền thuê sẽ được trả vào ngày:……….mỗi tháng

3.2 – Giá tiền điện:…………../tháng

- Giá tiền nước:……………./tháng

Bên B sử dụng bao nhiêu sẽ tính tiền bấy nhiêu tương ứng.

3.3 – Nếu bên B chậm trả tiền thuê mặt bằng trong thời gian 01 tháng thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Bên B phải giao trả lại cho bên A toàn bộ mặt bằng và các trang thiết bị của nhà theo tình trạng ban đầu.

3.3 – Trường hợp bên A lấy lại mặt bằng trước thời hạn mà không thoả các điều kiện ở ĐIỀU 2 thì bên A phải bồi thường lại cho bên B toàn bộ chi phí bên B đã đầu tư trang thiết bị và các khoản tiền thuê mặt bằng của thời gian còn lại trong hợp đồng.

3.4 – Theo định kỳ 01 năm, giá thuê mặt bằng sẽ tăng thêm…….%

ĐIỀU 4: Trách nhiệm của các bên

4.1 – Trách nhiệm của bên A:

– Bên A cam kết bảo đảm quyền sử dụng mặt bằng cho bên B và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bên B sử dụng mặt bằng hiệu quả.

– Bên A sẽ bàn giao toàn bộ các trang thiết bị đồ dùng hiện có như đã thoả thuận ngay sau khi ký kết hợp đồng này.

4.2 – Trách nhiệm của bên B:

– Sử dụng mặt bằng đúng mục đích thuê đã thỏa thuận, khi cần sửa chữa cải phải thông báo và nhận được sự đồng ý của bên A. Các chi phí sửa chữa này hoàn toàn do bên B tự bỏ ra và bên A không có nhiệm vụ hoàn lại khi kết thúc hợp đồng

– Phải thanh toán tiền thuê nhà đúng thời hạn.

– Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo đúng pháp luật hiện hành.

– Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an ninh chung trong khu vực kinh doanh.

– Được phép chuyển nhượng hợp đồng thuê mặt bằng hoặc cho người khác thuê lại sau khi thoả thuận và được sự đồng ý của bên A.

– Thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh (ngoài tiền thuê nhà ghi ở ĐIỀU 3) như tiền điện, nước, điện thoại, thuế kinh doanh, … đầy đủ và đúng thời hạn.

– Trước khi chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng, bên B phải thanh toán hết tiền điện, nước, điện thoại, thuế kinh doanh… và giao lại mặt bằng cho bên A.

– Khi hai bên A và B chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng thì bên B phải trả lại nhà đã thuê theo đúng hiện trạng ban đầu, không được đập phá hay tháo dỡ bất cứ vật dụng nào mà bên A cho mượn.

ĐIỀU 5: Cam kết chung

Các bên cam kết thực hiện đúng những thỏa thuận đã được nêu trong hợp đồng; trường hợp xảy ra tranh chấp thì sẽ tiến hành thương lượng; nếu không thể thương lượng được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết.

Hợp đồng được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.

              Đại diện bên A                                                  Đại diện bên B

         (kí và ghi rõ họ tên)                                            (kí và ghi rõ họ tên)

Hiện này, pháp luật không có quy định cụ thể về hợp đồng cho thuê mặt bằng phải công chứng. Đối với trường hợp việc cho thuê mặt bằng kinh doanh mà diễn ra bới công ty kinh doanh bất động sản theo khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh bất động sản 2014 quy định như sau:                                     Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê mướn mặt bằng 

“Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực”. 

Tóm lại, tùy vào đối tượng thuê và mục đích cho thuê thì người cho thuê có thể lựa chọn công chứng hay không công chứng. Nhưng khi cho thuê hay là đi thuê nếu thấy cần thiết thì nên tới chứng thực tại các cơ quan chức năng, việc này giúp đảm bảo khi xác lập hợp đồng thuê mướn mặt bằng khi có tranh chấp rủi ro xảy ra các bên có căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê mướn mặt bằng 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện hợp đồng thuê mướn mặt bằng: 

  • Tiếp nhận thông tin liên quan đến Hợp đồng thuê mặt bằng 
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng thuê mặt bằng 
  • Rà soát hợp đồng thuê mặt bằng 
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Hợp đồng thuê mướn mặt bằng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan