Nước ta là một đất nước có nhiều cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch. Việc kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã và đang trở thành một ngành nghề hấp dẫn. Vậy pháp luật quy định về thành lập địa điểm du lịch như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu bài viết dưới đây.
Du lịch là một ngành có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan. Chính vì điều này mà thực trạng hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chọn thành lập địa điểm du lịch để kinh doanh.
Tìm hiểu về thành lập điểm du lịch như sau:
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Du lịch 2017 giải thích: Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
Trong đó, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Thành lập điểm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Trong đó có tài nguyên du lịch tự nhiên chính là các cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên thì còn có các tài nguyên du lịch văn hóa là di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khá của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Những yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá sẽ góp phần thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, chính vì thế mà cần phải thành lập điểm du lịch.
Quy định pháp luật về thành lập điểm du lịch như sau:
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Du lịch 2017 quy định hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
- Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch quy định điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:
+ Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định;
+ Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch;
+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 24 Luật Du lịch 2017 trình tự, thủ tục đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch;
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ Điều 23 Luật Du lịch 2017 (được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP), điều kiện công nhận điểm du lịch được quy định như sau:
- Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
- Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
+ Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
+ Có điện, nước sạch;
+ Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
+ Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
+ Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
+ Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
+ Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
+ Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Theo điểm a khoản 2 Điều 24 Luật Du lịch 2017 quy định tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch nơi có điểm du lịch.
Như vậy, thẩm quyền đề thành lập điểm du lịch thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ Điều 23 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện công nhận điểm du lịch thì không bắt buộc phải có hướng dẫn viên du lịch.
Tuy nhiên, để khách tham quan có thể hiểu hơn về văn hoá và con người nơi có điểm du lịch thì nên có hướng dẫn viên du lịch để tăng được sự thích thú và mong muốn khám phá của khách du lịch
Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện công nhận địa điểm du lịch thì nơi có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
Như vậy, khu vực có nhiều di tích có thể thành lập được điểm du lịch nếu đáp ứng thêm điều kiện về tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định, về kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin xoay quanh thành lập điểm du lịch. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thành lập điểm du lịch, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn