Tìm hiểu về thu hồi mỹ phẩm

 

Trong thế giới ngày càng coi trọng vẻ đẹp ngoại hình và sự tự chăm sóc bản thân, mỹ phẩm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ son môi, kem dưỡng da cho đến các sản phẩm trang điểm, mỗi sản phẩm đều mang lại cho người dùng cảm giác tự tin và rạng rỡ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự tiện ích này cũng diễn ra suôn sẻ. Đôi khi, các sản phẩm mỹ phẩm có thể gặp phải vấn đề về chất lượng hoặc an toàn, dẫn đến việc cần phải thu hồi từ thị trường. Việc tìm hiểu pháp luật về thu hồi mỹ phẩm không chỉ giúp người tiêu dùng nhận thức được quyền lợi của mình khi sử dụng các sản phẩm này, mà còn là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cộng đồng. Qua quá trình thu hồi, các nhà sản xuất có cơ hội kiểm điểm và cải thiện chất lượng sản phẩm. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết sau:

Thực trạng thu hồi mỹ phẩm 

I. Thực trạng thu hồi mỹ phẩm 

Thực trạng thu hồi mỹ phẩm hiện nay đang trở thành vấn đề đáng quan tâm do sự gia tăng của các sản phẩm không đạt chuẩn hoặc gây hại cho người tiêu dùng. Các vụ thu hồi thường xảy ra khi sản phẩm bị phát hiện chứa thành phần độc hại, không được liệt kê trên nhãn, hoặc không tuân thủ các quy định về an toàn. Một số sản phẩm còn bị thu hồi do lỗi trong quá trình sản xuất, dẫn đến việc nhiễm khuẩn hoặc biến chất. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai thu hồi mỹ phẩm trên thực tế thường gặp khó khăn do sự phức tạp của chuỗi cung ứng và thiếu sự nhận thức từ người tiêu dùng. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà phân phối và cơ quan chức năng trong việc thông tin rõ ràng và kịp thời về các vụ thu hồi mỹ phẩm, cũng như nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc theo dõi thông tin về sản phẩm họ sử dụng.

II. Quy định pháp luật về thu hồi mỹ phẩm 

Thu hồi mỹ phẩm là gì 

1. Thu hồi mỹ phẩm là gì 

Hiện tại chưa có định nghĩa về thu hồi mỹ phẩm nhưng dựa vào thực tế có thể nói thu hồi mỹ phẩm là quá trình mà nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc cơ quan quản lý yêu cầu loại bỏ một sản phẩm mỹ phẩm khỏi thị trường hoặc kêu gọi người tiêu dùng trả lại sản phẩm đó. Điều này thường xảy ra khi có vấn đề về an toàn hoặc chất lượng của sản phẩm, có thể gây hại cho người sử dụng.

2. Các trường hợp  đình chỉ lưu hành và thu hồi mỹ phẩm 

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Thông tư 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau: 

+ Mỹ phẩm lưu thông khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; 

+ Mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng; 

+ Mỹ phẩm lưu thông có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố; 

+ Mỹ phẩm lưu thông có chứa thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm, các chất có nồng độ, hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép; 

+ Mỹ phẩm lưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố hoặc không đáp ứng quy định về ghi nhãn sản phẩm của Thông tư này, tùy mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi; 

+ Mỹ phẩm lưu thông được sản xuất tại cơ sở không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam á (CGMP-ASEAN) hoặc tương đương được Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thừa nhận, tuỳ mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi; 

+ Mỹ phẩm hết hạn sử dụng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất; 

+ Mỹ phẩm giả, nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì; 

+ Mỹ phẩm do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường có văn bản thu hồi tự nguyện.

3. Thẩm quyền thu  hồi mỹ phẩm 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư 06/2011/TT-BYT, Thẩm quyền ra quyết định thu hồi mỹ phẩm vi phạm: 

+ Cục Quản lý dược - Bộ Y tế ra quyết định thu hồi mỹ phẩm vi phạm trong phạm vi toàn quốc. 

+ Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị thực hiện thông báo của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế về thu hồi mỹ phẩm vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn và báo cáo về Cục Quản lý dược.

III. Giải đáp một số  câu hỏi về thu hồi mỹ phẩm 

Giải đáp một số câu hỏi về thu hồi mỹ phẩm 

1. Bán mỹ phẩm khô ng đạt chất lượng có bị phạt hành chính không 

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã được công bố, đăng ký được xem là hàng giả. Vì vậy, khi bán mỹ phẩm không đạt chất lượng, tức là mỹ phẩm này có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký, thì người bán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. 

2. Các trường hợp​​​​​​​ thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm bị thu hồi không? 

Theo quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 46 Thông tư 06/2011/TT-BYT, có hai trường hợp bị thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là: mỹ phẩm l­ưu thông có 2 lô không đạt chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng mỹ phẩm kết luận và tổ chức, cá nhân đ­ưa sản phẩm ra thị tr­ường có văn bản đề nghị thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

3. Mỹ phẩm khô ng đạt chất lượng bị thu hồi thì có được tiếp tục kinh doanh bán sản phẩm đó ra thị trường không? Cần làm gì để bán ra lại thị trường? 

Theo quy định tại Điều 48 Thông tư 06/2011/TT-BYT, tổ chức, cá nhân khi đưa sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường có trách nhiệm theo dõi, phát hiện và thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng, thực hiện thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, khi có hành sản xuất mỹ phẩm giả (công dụng, chất lượng, bao bì...) ngoài phạt tiền, còn áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Vì vậy, mỹ phẩm này sẽ không còn tồn tại để tiếp tục bán ra thị trường.

Để được bán ra lại thị trường, mỹ phẩm này phải được sản xuất đúng công dụng, chất lượng... đáp ứng yêu cầu, đảm bảo sức khỏe cho người dùng và việc kinh doanh mỹ phẩm này là phù hợp với quy định của pháp luật.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về thu hồi mỹ phẩm

Trên đây là những thông tin xoay quanh về thu hồi mỹ phẩm. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thu hồi mỹ phẩm. Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

 


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968 

Email: Legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan