TRANH CHẤP ĐẤT VỚI HÀNG XÓM

Đất đai là tài có giá trị, đó có thể là nơi sinh sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất. Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp khá phổ biến trong cuộc sống và tương đối phức tạp. Đặc biệt trong trường hợp đất đai là di sản thừa kế thì lại càng phức tạp hơn. Hàng xóm là những người sinh sống gần hay liền kề nhau. Vậy làm sao để hiểu thế nào là tranh chấp đất với hàng xóm và những vấn đề liên quan xoay quanh về tranh chấp đất với hàng xóm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng tranh chấp đất với hàng xóm hiện nay

Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất với hàng xóm là một vấn đề phổ biến trong cộng đồng. Nguyên nhân của tranh chấp đất có thể là do sự hiểu lầm, không rõ ràng về ranh giới đất đai, hoặc cả hai bên đều muốn mở rộng diện tích sử dụng đất của mình. Mặt khác, việc chuyển nhượng đất không thông qua các cơ quan có thẩm quyền cũng góp phần tạo ra tình trạng tranh chấp đất giữa các bên.

Tình trạng tranh chấp đất gây ra không chỉ mâu thuẫn giữa các bên mà còn ảnh hưởng đến môi trường xã hội và phát triển bền vững của địa phương. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, giúp đưa ra các giải pháp công bằng và minh bạch cho cả hai bên, từ đó giữ được sự hài hòa và ổn định trong cộng đồng.

II. Tìm hiểu về tranh chấp đất với hàng xóm

1. Tranh chấp đất đai với hàng xóm là gì?

Tranh chấp đất đai với hàng xóm là vấn đề phát sinh mẫu thuẫn của những hộ gia đình sinh sống liền kề nhau. Một trong các bên có thể có hành vi lấn, chiếm phần đất không thuộc quyền sử dụng của họ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Các dạng tranh chấp đất đai

2. Các dạng tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai gồm:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai (loại 1) thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

Trường hợp 2: Tranh chấp liên quan đến đất đai (loại 2) thì chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

3. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Thực tế giao dịch đời sống hiện nay thì đất đai có giá trị rất cao, là tài sản lớn của nhiều gia đình. Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, Nhà nước thực hiện việc cải cách về đất đai và giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân cơ quan tổ chức. Trong trường hợp đó, giữa người sử dụng đất và người khác có tranh chấp đất đai về giao dịch chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho…

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như sau:

  • Lấn đất, chiếm đất: Trường hợp một bên cho rằng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình bị một hoặc nhiều bên sử dụng mà chưa có sự đồng ý của mình thì được xem là lấn đất, chiếm đất bất hợp pháp
  • Tranh chấp về lối đi chung: Là trường hợp các bên tranh chấp về vị trí, diện tích của lối đi chung
  • Tranh chấp ranh giới đất: Là trường hợp các bên có mâu thuẫn trong việc xác định ranh giới giữa các thửa đất với nhau.

III. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất với hàng xóm

1.  Hồ sơ để giải quyết tranh chấp đất với hàng xóm

Hồ sơ khởi kiện gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • CMND/CCCD, hộ khẩu của người kiện (công chứng)
  • Sổ đỏ, sổ hồng hoặc các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tranh chấp
  • Các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của bên tranh chấp đất đai

2. Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp đất với hàng xóm

Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm được quy định như sau:

Bước 1: Hòa giải tại cơ sở

  • Các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải.
  • Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp đất với hàng xóm

Bước 2: Khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Trường hợp hòa giải không thành, cần khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo trình tự các bước sau:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
  • Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
  • Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban ủy ban cùng cấp.
  • Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.
  • Khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp đất với hàng xóm

1. Tranh chấp đất đai với hàng xóm giải quyết như thế nào?

Hiện nay, khi xảy ra trình trạng tranh chấp đất đai với hàng xóm thì có thể lựa chọn 03 phương thức như sau:

  • Tự thương lượng với nhau để lấy lại phần đất bị lấn chiếm
  • Hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã
  • Khởi kiện

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

....”

Theo đó, trong trường hợp 02 bên không tự hòa giải được có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu tiến hành hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
  • Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

2. Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là bao lâu?

Cụ thể tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP), thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

- Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;

- Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;

- Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;

- Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

3. Một số lưu ý về giải quyết tranh chấp đất với hàng xóm

Trường hợp đương sự tranh chấp đất đai với hàng xóm lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

V. Vấn đề tranh chấp đất với hàng xóm có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề tranh chấp đất với hàng xóm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan