Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc chuyển quyền sở hữu tài sản trở nên phổ biến và linh hoạt hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để hiểu thế nào là chuyển quyền sở hữu tài sản và những vấn đề liên quan xoay quanh về chuyển quyền sở hữu tài sản như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc chuyển quyền sở hữu tài sản trở nên phổ biến và linh hoạt hơn bao giờ hết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, bao gồm nhu cầu tài chính, thay đổi trong gia đình hoặc doanh nghiệp, hoặc mục tiêu đầu tư.
Một số phương thức phổ biến để chuyển quyền sở hữu tài sản bao gồm:
Tuy nhiên, việc chuyển quyền sở hữu tài sản cũng cần tuân thủ các quy định pháp lý và thủ tục cần thiết để đảm bảo tính hợp lệ và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có định nghĩa thế nào là chuyển giao quyền sở hữu tài sản nhưng ta có thể hiểu chuyển giao quyền sở hữu tài sản là việc bên bán chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình cho bên mua. Như vậy, sau khi được chuyển quyền sở hữu thì bên mua sẽ trở thành người chủ thực sự đối với những hàng hóa đó với đầy đủ các quyền của chủ sở hữu. Việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân, tổ chức trong việc xác định tài sản và giải quyết tranh chấp.
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản được quy định tại điều 62 Luật Thương mại 2005 là “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Còn trong Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm chuyển giao tài sản là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
Về cơ bản thì quyền sở hữu tài sản được chuyển từ bên bán sang bên mua từ thời điểm tài sản được chuyển giao. Tuy nhiên, trên thực tế có một số loại tài sản mang tính chất đặc biệt nên quy định về việc chuyển giao cũng sẽ có quy định đặc trưng riêng của chúng. Cụ thể như sau:
a)Đối với hàng hóa là đối tượng dùng thử
Theo điều 452 Bộ luật dân sự 2015 thì khi mua bán hàng hóa các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua sẽ nhận hàng hóa và dùng thử trong một khoản thời gian, sau thời gian dùng thử đó bên mua mới quyết định có mua hàng hóa hay không. Tuy nhiên trong trường hợp này dù đã được chuyển giao tài sản nhưng bên mua vẫn chưa là chủ sở của hàng hóa, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên bán, nhưng quyền của bên bán đối với tài sản bị hạn chế như không thể bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố. Nên mặc dù bên bán đã thực hiện giao hàng cho bên mua nhưng đây chưa phải thời điểm chuyển quyền sở hữu, mà quyền sở hữu chỉ được chuyển cho bên mua khi bên mua trả lời đồng ý mua và thực hiện việc thanh toán hoặc hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua và thanh toán cho bên bán.
b)Đối với hàng hóa là đối tượng của mua trả chậm, trả dần
Theo khoản 1 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nếu các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là trường hợp bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua và bên mua sẽ thanh toán cho bên bán nhưng không phải toàn bộ giá trị hàng hóa mà chỉ một phần và sẽ tiếp tục thanh toán phần còn lại cho bên bán cho đến khi đủ giá trị hàng hóa kèm theo một khoản lãi nếu có. Trong trường hợp này bên mua dù đã được chuyển giao hàng hóa nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về bên bán cho đến khi bên mua thanh toán hết số tiền.
c) Đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu
Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy, tàu thủy,… thì quyền sở hữu đối với các hàng hóa đó sẽ được pháp luật công nhận khi các bên tiến hành đăng ký sang tên chuyển quyền sở hữu.
d) Đối với tài sản là bất động sản
Các tài sản là bất động sản sẽ có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu riêng trong từng trường hợp cụ thể đối với từng hình thức mua bán (góp vốn, tặng cho, mua thông qua chủ đầu tư,…). Nhưng nhìn chung, thời điểm chuyển quyền sở hữu của loại tài sản này là thời điểm các bên bàn giao tài sản, giao nhận các chứng từ quyền sở hữu để chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản và thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Hoặc thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu nếu là tài sản phải đăng ký theo luật định.
Theo như đã phân tích ở mục 2 thì đối với hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu
như ô tô, xe máy, tàu thủy,… thì quyền sở hữu đối với các hàng hóa đó sẽ được pháp luật công nhận khi các bên tiến hành đăng ký sang tên chuyển quyền sở hữu.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014 thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, nhà ở hình thành trong tương lai thì chuyển quyền sở hữu tài sản khi bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản được quy định tại điều 62 Luật Thương mại 2005 là “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”.
Như vậy, khi chuyển quyền sở hữu tài sản có thể thỏa thuận.
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
“Mua, nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm
1. Người mua, người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm (sau đây gọi là người nhận chuyển giao) có quyền sở hữu tài sản, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với cổ phần, phần vốn góp này trong pháp nhân.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã được xử lý và được chuyển giao quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các văn bản sau đây để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển giao:
a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
c) Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm.
3. Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển giao quyền sở hữu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản, người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao hoặc giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển giao về việc xử lý tài sản bảo đảm thì những văn bản quy định tại khoản 2 Điều này được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ đó.
4. Người mua được tài sản bảo đảm thông qua đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đấu giá tài sản, luật khác liên quan.”
Theo đó thì trường hợp tài sản bảo đảm đã được xử lý và được chuyển giao quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các văn bản sau đây để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển giao:
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định về trường hợp không thu được giấy chứng nhận như sau:
“4. Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có hoặc không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ.
5. Đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này mà không có giấy tờ đăng ký hoặc không thu hồi được giấy tờ đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.”
Trường hợp, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của anh là bất động sản mà không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ.
Đối với các loại tài sản khác không phải là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có giấy tờ đăng ký hoặc không thu hồi được giấy tờ đăng ký thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên công ty TNHH 2 thành viên khi góp vốn bằng tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty TNHH theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề chuyển quyền sở hữu tài sản. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn