CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG THEO SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT

Nhu cầu thành lập cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống đang ngày càng tăng cao theo nhu cầu về thực phẩm tươi sạch của xã hội hiện nay. Để hỗ trợ Quý độc giả triển khai hoạt động của cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống, NPLaw xin gửi đến bạn bài viết với những thông tin pháp lý cơ bản cần thiết.

I. Thực trạng cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Hiện tại, số lượng cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống tại Việt Nam đang tăng lên do nhu cầu ngày càng cao từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện chưa có bất kì cơ quan, tổ chức nào nắm được con số chính xác về số lượng cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống trên thị trường. Do đó, việc quản lý, điều chỉnh các cơ sở này không phải điều dễ dàng. Trên thực tế, rất nhiều vụ việc các cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phanh phui với quy mô ngày càng lớn.

II. Quy định pháp luật về cơ sở sản  xuất thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở sản xuất thự c phẩm tươi sống là gì

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống là địa điểm thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. 

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện nào?

2. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:

“1. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

c) Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

d) Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

e) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống”

Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật nêu trên.

3. Cơ sở sản xuất thực​​​​​​​ phẩm tươi sống có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có những quyền và nghĩa vụ như sau:

* Các quyền:

- Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp; quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy;

- Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

* Các nghĩa vụ:

- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;

- Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm được hướng dẫn bởi Nghị định 09/2016/NĐ-CP.

- Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

- Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;

- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng; thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm;

- Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

- Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;

- Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này;

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.

III. Giải đáp một số câu​​​​​​​ hỏi về cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở sản xuất thự c phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về bảo đảm an toàn thực phẩm ?

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;

- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đúng không?

2. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm tươ i sống phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đúng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về “Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm” như sau:

“2. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành”.

Như vậy, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh đúng không?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống:

“1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.”

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống chỉ yêu cầu cơ sở “Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống”.

Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh, trong khi đó, nội dung điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống không quy định điều kiện này.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống của Quý Khách hàng, Hãng Luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan