Điều kiện để kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

Việc kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là gì? Kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần Giấy chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ trong bài viết dưới dây.

Thực trạng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ hiện nay

I. Thực trạng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ hiện nay

Hiện nay, ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ đã dần trở nên phổ biến hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng. Trạm dừng chân được hiểu ngắn gọn là khu vực nghỉ ngơi của lái xe, hành khách sau mỗi một chặng đường. Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là một loại hình kinh doanh trong ngành dịch vụ ẩm thực, thường được triển khai tại các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc hoặc đường lớn. Để kinh doanh ngành nghề này, bạn phải tiến hành xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định. 

II. Tìm hiểu về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

1. Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là gì?

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là một loại hình kinh doanh trong ngành dịch vụ ẩm thực, thường được triển khai tại các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường cao tốc hoặc đường lớn.

Mô hình này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ăn uống tiện lợi và chất lượng cho khách đi đường, đồng thời đảm bảo quản lý hiệu quả để đạt được lợi nhuận và thành công trong kinh doanh.

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là gì?

2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ như thế nào?

Một số đặc điểm chính của mô hình kinh doanh này bao gồm:

  • Vị trí chiến lược: Quán thường được đặt tại các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường chính, nơi có lưu lượng giao thông lớn và nhu cầu ăn uống cao từ phía khách hàng.
  • Đa dạng sản phẩm: Mô hình này thường cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ăn uống, bao gồm thức ăn nhanh như bánh mì, bánh pizza, hamburger, cơm hộp, đồ uống như cà phê, nước ngọt,...
  • Tính tiện lợi: Mục tiêu chính của mô hình này là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ăn uống nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng đi đường.
  • Phục vụ chất lượng: Để thu hút và giữ chân khách hàng, mô hình này cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng và thân thiện.

Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ăn uống tiện lợi và chất lượng cho khách đi đường, đồng thời đảm bảo quản lý hiệu quả để đạt được lợi nhuận và thành công trong kinh doanh.

III. Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

1. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ mà cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng như sau:

- Đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  • Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  • Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  • Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  • Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  • Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  • Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  • Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Trong chế biến và bảo quản thực phẩm:

  • Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
  • Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
  • Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.

- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Quy định thời gian hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Hiện nay, pháp luật không quy định thời gian cụ thể cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, khi kinh doanh ăn uống quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Quy định thời gian hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống?

IV. Giải đáp những câu hỏi liên quan đến kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

1. Diện tích kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ tối thiểu bao nhiêu?

Theo điểm 2.3.1 khoản 2.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43: 2012/BGTVT về trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về diện tích mặt bằng của trạm dừng nghỉ đường bộ như sau:

2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình

2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ:

a) Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau:

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Loại trạm dừng nghỉ

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

01

Tổng diện tích mặt bằng trạm dừng nghỉ (diện tích tối thiểu)

10.000

5.000

3.000

1.000

2. Kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần Giấy chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Theo Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  •  Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trừ các trường hợp trên thì cần Giấy chứng nhận đủ vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ?

Theo Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ là Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Thời hạn giải quyết hồ sơ là từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ?

V. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về kinh doanh dịch vụ ăn uống tại trạm dừng nghỉ. để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan