HOẠT ĐỘNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY

Hoạt động trắc quan môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin về tình hình môi trường xung quanh. Vậy làm sao để hiểu thế nào là hoạt động quan trắc môi trường và những vấn đề liên quan xoay quanh về hoạt động quan trắc môi trường như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Vai trò hoạt động trắc quan môi trường

Hoạt động trắc quan môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin về tình hình môi trường xung quanh. Các hoạt động này giúp đo lường và đánh giá chất lượng của không khí, nước, đất đai và các yếu tố môi trường khác. Thông tin thu thập được từ các hoạt động này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của hoạt động con người và cung cấp căn cứ cho việc đưa ra các quyết định và biện pháp bảo vệ môi trường.

Quy định pháp luật về hoạt động trắc quan môi trường

Các hoạt động trắc quan môi trường bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo lường, cảm biến, máy móc để thu thập dữ liệu, quan sát trực tiếp tình hình môi trường, thu thập mẫu để phân tích hóa học, sinh học, vật lý. Các thông tin thu thập được từ hoạt động này giúp xác định sự đa dạng sinh học, xác định nguồn gốc ô nhiễm, đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi trường và đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.

Vai trò của hoạt động trắc quan môi trường là không thể phủ nhận trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra một môi trường sống lành mạnh cho con người và các loài sống khác trên trái đất.

II. Quy định pháp luật về hoạt động trắc quan môi trường

1. Hoạt động trắc quan môi trường là gì?

Tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: 

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.

Ngoài ra, tại Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về quan trắc môi trường như sau:

  • Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
  • Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
  • Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

2. Hệ thống quan trắc môi trường

Theo Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

  • Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới;
  • Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn;
  • Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  • Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc môi trường;
  • Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;
  • Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;
  • Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;
  • Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

Đồng thời, hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
  • Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;
  • Bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
  • Danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia;
  • Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường;
  • Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.

3. Đối tượng nào  phải được quan trắc môi trường?

Căn cứ Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
  • Môi trường không khí xung quanh;
  • Môi trường đất, trầm tích;
  • Đa dạng sinh học;
  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

Đối tượng nào phải được quan trắc môi trường?

Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

  • Nước thải, khí thải;
  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
  • Phóng xạ;
  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
  • Các chất ô nhiễm khác.

4. Trách nhiệm  quan trắc môi trường

Trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù; thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên;
  • Lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
  • Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và cấp tỉnh; quan trắc đa dạng sinh học.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp gồm các chương trình quan trắc nước, đất, trầm tích phục vụ mục đích thủy lợi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
  • Bộ Y tế: Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động trong khu vực làm việc.
  • Bộ Quốc phòng: Tham gia hoạt động quan trắc nước biển xa bờ, môi trường xuyên biên giới.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường hằng năm.

5. Điều kiện để  thực hiện hoạt động quan trắc môi trường

Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường theo Điều 110 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

  • Chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường địa phương, chương trình quan trắc môi trường của tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quan trắc khác phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định về quan trắc môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
  • Tổ chức đáp ứng yêu cầu về nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và có quy trình phương pháp về quan trắc môi trường được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận phải bảo đảm hoạt động phù hợp với năng lực và phạm vi đã được chứng nhận.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hoạt động trắc quan môi trường

1. Nước thải cần  phải được quan trắc định kỳ với tần suất như thế nào?

Tần suất quan trắc nước thải định kỳ năm 2023 được quy định cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

  • Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: Tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.
  • Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường có tần suất quan trắc định kỳ như sau: 
  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống;
  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng;
  • 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng;
  • 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng;

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.

  • Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường có tần suất quan trắc định kỳ như sau:
  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống;
  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng;

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.

  • Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.

2. Hoạt động quan trắc môi trường mà không có Giấy chứng nhận có bị phạt không? Mức phạt theo quy định là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 5 Điều 17 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

...

5. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định nhưng vẫn thực hiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

...

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi hành chính quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này.”

Căn cứ quy định nêu trên, nếu đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường thì sẽ không được thực hiện hoạt động quan trắc môi trường dưới bất kỳ hình thức nào và bị xử phạt từ hành chính với mức tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Lưu ý: Theo Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP mức phạt trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Quan trắc yế u tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện tối thiểu các yếu tố nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động như sau:

“Điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động

Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động bảo đảm điều kiện sau đây:

...

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất và năng lực bảo đảm yêu cầu tối thiểu như sau:

a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động

Đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;

- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;

- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;

- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.”

Như vậy, khi quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động cần đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau:

  • Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
  • Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
  • Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
  • Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;
  • Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
  • Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hoạt động trắc quan môi trường

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hoạt động quan trắc môi trường. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan