Nhu cầu nhập khẩu rượu kinh doanh ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm. Vậy điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh là gì? Kinh doanh rượu nhập khẩu không giấy phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về nhập khẩu rượu kinh doanh trong bài viết dưới dây.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rượu ngày càng cao, kéo theo đó là hoạt động nhập khẩu rượu để kinh doanh cũng ngày càng nhiều. Việc nhập khẩu rượu kinh doanh là hoạt động thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh rượu phải có giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu rượu là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức được phép mua các loại rượu của những nhà sản xuất nước ngoài và thực hiện việc phân phối qua các đại lý phân phối rượu trong nước.
Theo Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì điều kiện nhập khẩu rượu kinh doanh được quy định như sau:
- Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
- Trừ trường hợp nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm quy định, rượu nhập khẩu phải đáp ứng quy định sau:
- Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Theo Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
- Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
Theo đó, để nhập khẩu rượu kinh doanh thì cơ sở nhập khẩu phải chuẩn bị những hồ sơ như trên.
Theo điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép thì:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Theo đó, thời gian để giải quyết hồ sơ nhập khẩu rượu kinh doanh là 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu kinh doanh rượu:
Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phân phối rượu cho phép doanh nghiệp nhập khẩu rượu để kinh doanh.
Theo Điều 21 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo mẫu theo quy định.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:
- Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
Theo đó, Giấy phép sản xuất rượu không là thành phần bắt buộc trong hồ sơ nhập khẩu rượu kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định."
Theo đó, kinh doanh rượu nhập khẩu có độ cồn dưới 5.5 độ mà không có giấy phép thì cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi nhập khẩu rượu giả để kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật về kinh doanh thương mại. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất vi phạm mà người có hành vi nhập khẩu rượu giả để kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:
Theo Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, có thể phạt tù từ hai năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về nhập khẩu rượu kinh doanh uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về nhập khẩu rượu kinh doanh. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về nhập khẩu rượu kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn