NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG KINH DOANH GỒM NHỮNG GÌ?

Hợp đồng kinh doanh là một loại hợp đồng dân sự rất phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc hợp tác giữa các bên. Hiểu như thế nào về hợp đồng kinh doanh? Có được quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề hợp đồng kinh doanh trong bài viết dưới đây.

(Note hình:hop-dong-kinh-doanh)

I. Tìm hiểu về hợp đồng kinh doanh

Hợp đồng kinh doanh xác định mục tiêu và phạm vi của hoạt động kinh doanh chung. Các bên tham gia ký kết hợp đồng kinh doanh đưa ra các mục tiêu cụ thể mà các bên mong muốn đạt được và quy định rõ ràng về lĩnh vực kinh doanh mà hợp tác sẽ tập trung vào. Đây là sự thỏa thuận giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với một bên không phải là thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh.

II. Quy định pháp​​​​​​​ luật về hợp đồng kinh doanh

1. Hiểu như thế nào về hợp đồng kinh doanh

Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự, được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với các bên có liên quan để triển khai hoạt động kinh doanh của mình nhằm mục tiêu lợi nhuận. 

Hợp đồng kinh doanh cung cấp một cơ sở pháp lý rõ ràng và chính thức cho các bên tham gia. Nó xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và thiết lập các quy định về việc chia sẻ lợi ích và chịu trách nhiệm trong suốt quá trình hợp tác. 

2. Những nội  dung cơ bản của hợp đồng kinh doanh gồm những gì?

Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng kinh doanh sẽ có nội dung và hình thức thường được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

(Note hình:hop-dong )

3. Khi nào hợp đồng kinh doanh có hiệu lực?

Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:

  • Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo đó hợp đồng kinh doanh được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

III. Một số thắc  mắc về hợp đồng kinh doanh

1. Có được quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng kinh doanh không?

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạt vi phạm như sau:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dân sự, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Theo đó, các bên trong hợp đồng kinh doanh chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng.

(Note hình:kinh-doanh)

2. Hợp đồng kinh doanh bắt buộc phải soạn bằng văn bản và có công chứng mới có hiệu lực không?

Hợp đồng kinh doanh là một loại hợp đồng dân sự nên căn cứ theo Bộ luật Dân sự hiện hành thì hợp đồng có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng lời nói, bằng văn bản, được xác lập bằng hành vi cụ thể, được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 

Tùy thuộc vào văn bản pháp luật quy định loại hợp đồng đó có yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản hay không, nếu không quy định ràng buộc thì hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi vẫn có thể có giá trị.

Các trường hợp hợp đồng bắt buộc phải công chứng/chứng thực:

  • Lĩnh vực đất đai
  • Nhà ở
  • Xe
  • Kinh doanh bất động sản
  • Giám hộ
  • Di chúc
  • Hôn nhân và gia đình
  • Cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Theo đó, hợp đồng kinh doanh có liên quan đến các trường hợp nêu trên sẽ phải công chứng chứng thực theo quy định.

3. Hợp đồng kinh doanh tải trên mạng về sử dụng có được không? Tại sao không nên dùng mẫu trên mạng?

Hợp đồng kinh doanh tải trên mạng về có thể sử dụng được. 

  • Các mẫu hợp đồng kinh doanh đảm bảo được hình thức và các nội dung cần có trong một hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp,... 
  • Giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mẫu hợp đồng kinh tế giúp doanh nghiệp tạo ra một bộ tài liệu pháp lý chuyên nghiệp và minh bạch, giúp tăng độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp với đối tác và khách hàng, giúp tạo ra một môi trường hợp tác lành mạnh, có lợi cho cả hai bên. 
  • Nếu có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp, giúp tránh được những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mẫu hợp đồng kinh doanh cũng có một số hạn chế nhất định, như:

  • Không thể hiện rõ các điều kiện, quy định pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Mẫu hợp đồng kinh doanh chỉ là một công cụ hữu ích giúp đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên không thể đảm bảo tránh được hoàn toàn các rủi ro không mong muốn.
  • Mẫu hợp đồng kinh doanh có thể không phù hợp với mọi loại hợp đồng, cần tùy vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn mẫu hợp đồng phù hợp.

(Note hình:hop-dong-kinh)

4. Hợp đồng kinh doanh sẽ đảm bảo được quyền lợi gì?

Hợp đồng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cơ sở pháp lý cho việc hợp tác giữa các bên để thực hiện một hoạt động kinh doanh chung. Hợp đồng này thiết lập các điều khoản và điều kiện mà các bên phải tuân thủ và thực hiện trong quá trình hợp tác của họ nhằm  đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hợp đồng kinh doanh cũng là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh. Nếu có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp, giúp tránh được những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

IV. Dịch vụ tư  vấn pháp lý liên quan hợp đồng kinh doanh

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về hợp đồng kinh doanh uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về hợp đồng kinh doanh. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về hợp đồng kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan