Quy định về chính sách khoan hồng trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh?

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, việc thúc đẩy một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng trở thành một ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong hành trình hướng tới mục tiêu này, chính sách khoan hồng đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bài viết này NPLaw sẽ phân tích quy định của chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật hiện nay.

Chính sách khoan hồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong bối cảnh ngày nay, khi mạng lưới kinh doanh ngày càng mở rộng và các doanh nghiệp cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn toàn cầu, việc áp dụng chính sách khoan hồng là một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sự minh bạch, công bằng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và sự công bằng cho các doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được giải thích là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018).

Căn cứ quy định trên và Điều 112 Luật cạnh tranh 2018 về chính sách khoan hồng, có thể hiểu chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một cơ chế do Nhà nước quy định dành quyền miễn trừ khỏi các chế tài xử phạt hoặc giảm nhẹ mức xử phạt mà pháp luật áp dụng đối với các doanh nghiệp tự nguyện khai báo, cung cấp thông tin, tài liệu hay chứng cứ chứng minh giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định pháp luật. 

Chính sách khoan hồng trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh là gì

Theo khoản 1 Điều 112 Luật cạnh tranh 2018 quy định: “Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng”.

Như vậy, khi thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì các doanh nghiệp được hưởng chính sách khoan hồng nếu tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định trên.

Để được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 Điều 112 Luật cạnh tranh 2018 gồm:

-Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;

-Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

-Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

-Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

Như vậy, việc được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ 04 điều kiện nêu trên.

Căn cứ khoản 4 Điều 112 Luật cạnh tranh 2018 về chính sách khoan hồng: “Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận”.

Như vậy, chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Căn cứ Điều 112 Luật cạnh tranh 2018, một số quy định về chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:

Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Quy định này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Việc miễn, giảm xử phạt được thực hiện dựa trên cơ sở đáp ứng đủ 04 điều kiện: Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Tự nguyện khai báo; Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm; Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền.

Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Pháp luật về chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo khoản 3 Điều 112 Luật cạnh tranh 2018, để được hưởng chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đáp ứng các điều kiện gồm:

Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;

Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

Như vậy, khi đáp ứng đủ 04 điều kiện nêu trên thì được miễn hoặc giảm xử phạt theo chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Theo khoản 2 Điều 112 Luật cạnh tranh năm 2018 “Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng”.

Vậy, thẩm quyền quyết định miễn hoặc giảm chính sách khoan hồng trong thoả thuận hạn chế cạnh tranh thuộc về Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về chính sách khoan hồng trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan