Sửa chữa nhà cho thuê là một công việc quan trọng để đảm bảo rằng tài sản của bạn luôn ở trong tình trạng tốt nhất. Điều này không chỉ giúp tăng giá trị thuê nhà, mà còn giúp bạn tránh được các vấn đề pháp lý có thể phát sinh do không duy trì tài sản. Tuy nhiên, việc sửa chữa nhà cho thuê cũng phải tuân theo quy định pháp luật về an toàn, xây dựng, quyền lợi của người thuê nhà…
Nhu cầu sửa chữa nhà cho thuê ngày càng tăng cao do xu hướng đô thị hóa và sự phát triển của thị trường bất động sản. Người thuê nhà mong muốn không gian sống tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn giữ được giá trị cảm xúc của ngôi nhà. Mặt khác, việc sửa chữa nhà cần phải tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng và an toàn lao động, đồng thời phải đảm bảo đảm bảo tính kinh tế, không làm tăng quá nhiều chi phí cho người thuê. Điều này có nghĩa là việc lựa chọn vật liệu, thiết kế và thực hiện các công việc sửa chữa cần phải được tính toán một cách tỉ mỉ để tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Sửa chữa nhà cho thuê là quá trình bảo trì và cải tạo nhà để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết cho việc cho thuê.
- Trách nhiệm sửa chữa cải tạo nhà cho thuê thuộc về ai?
Theo khoản 1 Điều 87 Luật Nhà ở 2014, “Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.”
Như vậy, trách nhiệm sửa chữa cải tạo nhà cho thuê thuộc về chủ sở hữu nhà ở.
- Người thuê nhà làm hỏng tài sản của nhà thuê thì phải chịu trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.”
Như vậy, người thuê nhà làm hỏng tài sản của nhà thuê thì phải bồi thường theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2014, “Bên cho thuê nhà ở có quyền cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng; bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở.”
Như vậy, bên cho thuê nhà ở có quyền sửa chữa nhà cho thuê khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở. Ngoài ra, trường hợp khẩn cấp hoặc lý do bất khả kháng thì được sửa chữa không cần phải xin phép.
Theo khoản 1 Điều 87 Luật Nhà ở 2014, “Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.”
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 89 Luật này quy định, “Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà.”
Như vậy, việc bên thuê nhà sửa chữa nhà cho thuê phải thông báo cho chủ nhà.
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, việc lập biên bản để ghi nhận lại hiện trạng nhà thuê trước khi chưa sửa chữa là rất cần thiết. Biên bản này sẽ ghi rõ tình trạng hiện tại của nhà, bao gồm cả những hỏng hóc hoặc vấn đề cần sửa chữa. Điều này giúp đảm bảo rằng cả chủ nhà và người thuê đều hiểu rõ về tình trạng nhà trước khi tiến hành sửa chữa và có thể giúp tránh xung đột sau này về việc ai chịu trách nhiệm cho các vấn đề cần sửa chữa. Biên bản này nên được lưu trữ cẩn thận để có thể tham chiếu lại khi cần.
Theo điểm d khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014, “Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê.”
Như vậy, bên cho thuê được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người thuê tự ý sửa chữa nhà cho thuê.
Theo điểm a khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014,“Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng.”
Như vậy, bên cho thuê nhà không chịu sửa chữa nhà gây thiệt hại cho bên thuê thì bên thuê nhà có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Theo điểm a khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014,“Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng.”
Như vậy, nhà bị hư hỏng nặng nhưng chủ nhà không sửa chữa thì người thuê nhà được chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về sửa chữa nhà cho thuê mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn