Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu về quy trình nhập khẩu máy móc vào Việt Nam. Vậy làm sao để hiểu thế nào là trồng dược liệu quý và những vấn đề liên quan xoay quanh về trồng dược liệu quý như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trồng dược liệu quý hiện nay đang được ngành nông nghiệp và y tế quan tâm và đầu tư phát triển bởi những giá trị lớn về công dụng và kinh tế mà chúng mang lại. Tuy nhiên, tình trạng trồng dược liệu quý cũng đang gặp phải một số thách thức nhất định như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Luật Dược 2016 có quy định như sau:
“1. Cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
a) Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại;
b) Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc;
c) Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu;
d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”
Như vậy, trồng dược liệu quý không cần xin phép.
Ở Việt Nam, việc trồng và sử dụng một số loại dược liệu quý có thể bị hạn chế hoặc cấm do các lý do như bảo vệ môi trường, nguy cơ tuyệt chủng hoặc an toàn sức khỏe cộng đồng. Một số loại dược liệu quý có thể không được cấp phép trồng tại Việt Nam bao gồm:
- Các loại dược liệu quý thuộc danh mục cây rừng quý hiếm hoặc nguy cấp.
- Các loại dược liệu quý có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người hoặc động vật.
- Các loại dược liệu quý có khả năng lan rộng và gây hại cho môi trường địa phương.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về nguyên tắc nuôi trồng dược liệu quý như sau:
“Tiêu chuẩn kỹ thuật
1. Dược liệu được nuôi trồng phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên được quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên.”
Theo đó, dược liệu quý được nuôi trồng phải đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên được quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BYT.
Căn cứ vào Chương III Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BYT quy định như sau:
“3.1. Lập kế hoạch khai thác
a) Trước khi đi thu hái, cần xác định sự phân bố địa lý và mật độ quần thể của loài dược liệu cần thu hái. Cần phải xét đến các yếu tố như khoảng cách từ cơ sở đến nơi thu hái và chất lượng hiện có của các dược liệu cần thu hái. Khi đã xác định được địa điểm thu hái, cần phải xin giấy phép thu hái của địa phương theo quy định hiện hành.
b) Cần thu nhập các thông tin cần thiết về dược liệu cần thu hái (như phân loại, phân bố, sinh khí hậu học, tính đa dạng di truyền, sinh học sinh sản, và thực vật dân tộc học) và các dữ liệu về điều kiện môi trường, bao gồm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu và thực bì tại địa điểm dự định thu hái cũng.
c) Cần có các thông tin về: ảnh sao chụp; những hình minh họa khác của dược liệu cần thu hái lấy từ tài liệu và mẫu tại các đơn vị lưu mẫu dược liệu; các thông tin về phân loại thực vật (tên thường gọi hay tên địa phương, tên khoa học); các đặc điểm thực vật để nhận dạng dược liệu tránh việc tìm thấy những loài cùng họ hoặc không cùng họ nhưng có đặc trưng hình thái tương tự, ở chung một nơi.
d) Cần phải sắp xếp trước các phương tiện vận chuyển để nhanh chóng vận chuyển các dược liệu đã thu hái, công nhân thu hái, thiết bị về khu vực tập kết một cách an toàn và hiệu quả.
đ) Cần có kế hoạch để định kỳ cập nhật kiến thức, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và xử lý thiết bị. Phải có văn bản xác định trách nhiệm của tất cả những người tham gia công tác thu hái. Tất cả những thành phần tham dự, nhất là nhà sản xuất, cơ sở mua bán và chính quyền đều có trách nhiệm bảo tồn và quản lý các loài dược liệu cần thu hái.
e) Cần phải khảo sát tác động xã hội của việc thu hái trên thực địa đối với các cộng đồng địa phương và theo dõi tác động sinh thái của các hoạt động thu hái trên thực địa theo thời gian. Phải làm thế nào bảo đảm được sự ổn định các môi trường sống tự nhiên và duy trì được những quần thể bền vững của loài được thu hái trong (các) khu vực thu hái.
3.2. Chọn dược liệu để khai thác
a) Cần phải xác định đúng loại dược liệu đã được nêu trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước khác trên thế giới, các tài liệu khoa học khác.
Trong trường hợp các loại dược liệu mới được du nhập, cần phải xác định và lập hồ sơ cụ thể bao gồm: tên địa phương, tên khoa học, đặc điểm thực vật, đặc điểm mô trong nền y học cổ truyền ở các nước xuất xứ.
b) Cần phải gửi các mẫu dược liệu thu hái đến Viện Dược liệu để chứng nhận loài (ghi rõ tên chuyên gia đã thẩm định, chứng nhận). Phải giữ lại các mẫu trong khoảng thời gian đúng theo yêu cầu, và bảo quản mẫu trong điều kiện thích hợp.
3.3. Khai thác
a) Cần xác định mật độ của loài sẽ khai thác trong quần thể và không được thu hái những loài quý hiếm theo quy định. Phải bảo đảm giữ lại được số lượng các dược liệu phù hợp để giúp sự tái sinh trong quần thể.
b) Cần xác định thời điểm khai thác dược liệu để bảo đảm chất lượng tốt nhất có được của cả nguyên liệu và thành phẩm.
c) Không nên khai thác các dược liệu ở trong hay gần những khu vực như lề đường, mương thoát nước, quặng thải, bãi rác, và các cơ sở công nghiệp có thể thải ra những chất độc hại để tránh nguy cơ có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật cao hoặc những chất ô nhiễm khác. Ngoài ra, cần nên tránh thu hái dược liệu ở trong và xung quanh những nơi đang chăn thả súc vật, gồm cả bờ sông vùng hạ lưu của các bãi chăn thả, để tránh ô nhiễm vi khuẩn từ phân súc vật.
d) Trong thời gian khai thác, cần loại bỏ những bộ phận không cần dùng và tạp chất, nhất là các loại cỏ dại có độc, các dược liệu bị phân hủy.
đ) Dược liệu đã khai thác cần được đặt trong giỏ sạch, bao lưới, các loại đồ đựng thông thoáng hoặc vải lót. Không nên để dược liệu đã khai thác tiếp xúc trực tiếp với đất. Nếu dùng các bộ phận dưới mặt đất (như rễ cây), thì cần loại bỏ bùn đất dính vào ngay khi khai thác. Nếu cần khai thác nhiều bộ phận dược liệu, thì phải thu gom riêng từng loại dược liệu và vận chuyển trong những đồ đựng riêng.
e) Những dụng cụ như dao, kéo, cưa và những công cụ cơ khí, cần được giữ sạch sẽ và bảo quản trong điều kiện thích hợp. Những bộ phận nào trực tiếp tiếp xúc với các dược liệu được thu hái, không được dính dầu mỡ thừa và các chất ô nhiễm khác.”
Như vậy, việc khai thác dược liệu quý phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc và tiêu chuẩn nêu trên.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2022/TT-BYT có quy định địa điểm triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Như vậy, địa điểm được chọn triển khai thực hiện dự án dược liệu quý phải đáp ứng những tiêu chí như trên.
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về việc hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án dược liệu quý như sau:
1. Nguyên tắc quản lý hoạt động hỗ trợ dự án dược liệu quý thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Dự án dược liệu quý được hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước phải đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi triển khai thực hiện dự án căn cứ vào hướng dẫn của từng địa phương đề nghị được hỗ trợ theo nội dung sau đây:
a) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.
b) Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.
c) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu.
d) Hỗ trợ kinh phí đầu tư để cải tạo xây dựng cơ sở chế biến dược liệu quý để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
đ) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu quý gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học, hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và thiết bị.
e) Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ.
g) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.
h) Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.
i) Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
k) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm.
l) Nhà nước hỗ trợ chi phí sản xuất giống gốc và chi phí sản xuất giống thương phẩm đối với các dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.
4. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án dược liệu quý từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
5. Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo Điều 13 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.”
Doanh nghiệp tham gia dự án trồng dược liệu quý tại địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ vay vốn:
Tại Điều 26 Nghị định 28/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng vay vốn như sau:
"Điều 26. Đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất kinh doanh) hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (sau đây gọi là Dự án vùng trồng dược liệu quý), Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi là Dự án trung tâm nhân giống) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được xem là một đối tượng vay vốn hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý.
Đối tượng là doanh nghiệp nói trên nếu muốn được vay vốn hỗ trợ trên thực tế thì cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 27 Nghị định 28/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 27. Điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án đầu tư và sử dụng vốn vay để tham gia Dự án vùng trồng dược liệu quý, Dự án trung tâm nhân giống được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm."
Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về đối tượng áp dụng dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý như sau:
“3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu của các dự án trên.”
Như vậy, doanh nghiệp được trồng dược liệu quý.
Trước đây theo quy định tại Điều 7 Thông tư 10/2022/TT-BYT quy định về diện tích triển khai dự án dược liệu quý như sau:
Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BYT sửa đổi diện tích triển khai dự án dược liệu quý như sau:
Như vậy, theo quy định mới thì tổng diện tích các khu vực triển khai dự án vùng trồng dược liệu quý không nhất thiết liền thửa,ưu tiên hỗ trợ dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý có ứng dụng cao không còn gói gọn diện tích 30ha. Tổng diện tích các khu vực triển khai dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao không nhất thiết liền thửa bao gồm các khu vực trong phạm vi, quy mô dự án.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề trồng dược liệu quý. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn