Cố ý phát tán virus máy tính bị xử lý như thế nào?

Hành vi cố ý phát tán virus máy tính đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh trực tuyến và hoạt động truy cập internet ngày càng phổ biến. Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về hành vi cố ý phát tán virus máy tính? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc cố ý phát tán virus máy tính đã trở thành một vấn đề lớn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả cá nhân và tổ chức. Sự lan truyền nhanh chóng của virus máy tính qua các phương tiện truyền thông số đã khiến cho việc đối phó và ngăn chặn trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đồng thời, việc xác định và truy cứu các thủ phạm cũng đặt ra những thách thức lớn đối với cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật. Tại Việt Nam, thực trạng này không chỉ gây ra sự lo ngại mạnh mẽ trong cộng đồng mạng mà còn đặt ra những thách thức đối với pháp luật và hệ thống an ninh mạng.

Cố ý phát tán virus máy tính theo quy định hiện nay được hiểu là hành vi cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử. Hành vi này còn là một trong những hành vi tấn công mạng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Luật an ninh mạng 2018 như sau:

“1. Hành vi tấn công mạng và hành vi có liên quan đến tấn công mạng bao gồm:

a) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;”

Tóm lại, cố ý phát tán virus máy tính là hành vi cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.

Cố ý phát tán virus máy tính là gì?

Virus máy tính không còn là thuật ngữ xa lạ với người dùng máy tính. Ví dụ về hành vi cố ý phát tán virus máy tính phổ biến hiện nay như: Kẻ tấn công có thể tạo ra các trang web hoặc quảng cáo trên mạng xã hội giả mạo nhằm lừa đảo người dùng nhấp vào liên kết hoặc tải xuống các tệp độc hại; Hoặc trường hợp phát tán virus máy tính bằng cách gửi tệp đính kèm độc hại qua email, tin nhắn qua các ứng dụng nhắn tin hoặc chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Những hành vi này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như lây lan virus, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng, làm hỏng hệ thống máy tính và gây mất ổn định cho mạng lưới truyền thông.

Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý phát tán virus máy tính gồm có:

-Khách thể: Là hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.

-Chủ thể: Hành vi này do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

-Khách quan: hành vi cố ý phát tán virus máy tính dẫn đến hậu quả gây thiệt hại mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo quy định pháp luật.

-Chủ quan: Hành vi vi phạm là hành vi có lỗi cố ý của người phạm tội.

Để xác định một người có phạm tội cố ý phát tán virus máy tính cần đáp ứng đủ các dấu hiệu pháp lý nêu trên. 

Điều 286 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như sau: “Người nào cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm ...”

Như vậy, cố ý phát tán virus máy tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo quy định trên.

Xử lý hành vi cố ý phát tán virus máy tính

Hành vi cố ý phát tán virus máy tính là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 286 Bộ luật hình sự 2015 về tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử với khung hình phạt như sau:

-Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

-Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

-Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

-Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cố ý phát tán virus máy tính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Khi quyết định hình phạt thì Tòa án xem xét quyết định hình phạt dựa trên các căn cứ và quy định pháp luật. Theo quy định hiện nay, người phạm tội khi có một trong các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Do đó, người phạm tội cố ý phát tán virus máy tính sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51 nêu trên.

Luật sư tư vấn về vấn đề cố ý phát tán virus máy tính

-Hành vi cố ý phát tán virus máy tính có thể gây ra làm mất dữ liệu kinh doanh, rò rỉ thông tin, bí mật kinh doanh và nhiều thiệt hại nghiêm trọng khác cho doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp phát hiện bị virus tấn công mạng cần:

-Nhanh chóng ngắt kết nối hệ thống nhằm hạn chế nguy cơ virus máy tính lan rộng. Xác định nguồn gốc, nguyên nhân hệ thống bị nhiễm virus.

-Đánh giá mức độ bị virus xâm nhập, mức thiệt hại, ngăn chặn mối đe dọa gây thêm thiệt hại.

-Củng cố hệ thống của doanh nghiệp, bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình.

-Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền; liên hệ với các đơn vị chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ.

Trong toàn bộ quá trình ngăn chặn và xử lý virus máy tính, doanh nghiệp cần lưu trữ hình ảnh, chứng cứ chứng minh để làm căn cứ bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

Trên đây là một số nội dung doanh nghiệp cần lưu ý để ngăn chặn và xử lý hành vi cố ý phát tán virus máy tính đúng quy định.

Hành vi cố ý phát tán virus có thể dẫn đến việc mất cắp thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức. Để có thể ngăn chặn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, việc tìm đến luật sư để được hỗ trợ pháp lý là điều hết sức cần thiết.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng trong trường hợp xảy ra hành vi cố ý phát tán virus máy tính.\


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả online?

    Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả online?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng kinh doanh hàng giả online II. Quy định pháp luật về kinh doanh hàng giả online 1. Kinh doanh hàng giả online là gì 2. Kinh doanh hàng giả online bị xử phạt hành chính không? 3. Kinh doanh hàng giả online có...
    Đọc tiếp
  • MÔI GIỚI HỐI LỘ

    MÔI GIỚI HỐI LỘ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng môi giới hối lộ hiện nay II. Tìm hiểu về hành vi môi giới hối lộ 1. Môi giới hối lộ là gì? 2. Các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ III. Quy định pháp luật về môi giới hối...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    Mục lục Ẩn I. Hiểu như xâm phạm thi thể II. Quy định về xâm phạm thi thể 1. Các hành vi bị coi là xâm phạm thi thể 2. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể 3. Mức phạt khi xâm phạm thi thể III. Một số...
    Đọc tiếp
  • CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng công chức nhận tiền của dân hiện nay II. Tìm hiểu về vấn đề công chức nhận tiền của dân 1. Công chức có được quyền nhận tiền của dân không? 2. Hành vi nào được xem là công chức nhận...
    Đọc tiếp